Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đại học Bách khoa Hà Nội: Trường được xếp hạng đứng đầu Việt Nam

0

Cập nhật vào 30/07

Có lịch sử ra đời và phát triển 60 năm, đại học Bách Khoa Hà Nội ngày nay đã trở thành ngôi trường hàng đầu trong cả nước về đào tạo các ngành kỹ thuật, điện tử…. cả nước. Trường hiện đang cải thiện chất lượng giáo dục với mục tiêu trở thành trường điểm của khu vực Đông Nam Á.

Các thông tin chính trong bài:

  1. Giới thiệu về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
    1.1. Lịch sử hình thành của trường đại học Bách khoa Hà Nội
    1.2. Mục tiêu hoạt động của trường ĐHBKHN
    1.3. Sứ mạng
    1.4. Tầm nhìn
    1.5. Giá trị cốt lõi
    1.6. Địa điểm của trường ĐHBKHN
  2. Công tác đào tạo
    2.1. Hệ đại học, cao đẳng
    2.2. Hệ sau đại học
  3. Đội ngũ cán bộ
  4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
  5. Những thành tích nổi bật
  6. Cách đi đến ĐHBKHN
    6.1. Từ bến xe Mỹ Đình
    6.2. Từ bến xe Giáp Bát
    6.3. Từ bến xe Yên Nghĩa
    6.4. Từ bến xe Gia Lâm

Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trường đại học hàng đầu của Việt Nam, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao. Trường có khuôn viên nằm ở gần trung tâm thủ đô Hà Nội, với cơ sở hạ tầng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 10.000 sinh viên. Trường ĐHBKHN được đánh giá là một trong 10 trường đại học tốt nhất ở Hà Nội năm 2017. Trường vẫn đang tiếp tục cải thiện chất lượng đào tạo của mình để đạt tiêu chuẩn trường điểm của khu vực.

1. Giới thiệu về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Sau hơn 60 năm xây dựng à phát triển, trường ĐHBKHN không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm NCKH-CGCN tiên tiến của cả nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ ĐH và SĐH, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo. Trường ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và NCS với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ.

Tháng 5.2014, ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được tổ chức URAP công nhận là đơn vị đứng đầu trong các trường ĐH ở VN dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học. Trường cũng đứng thứ 1.932 trong các đại học trên thế giới, theo danh sách xếp hạng năm 2013-2014 dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tổ chức xếp hạng thế giới dựa trên năng lực khoa học URAP (University Ranking by Academic Performance) được thành lập từ năm 2009. Khác với tiêu chí xếp hạng của một số tổ chức khác dựa trên những thông tin do đơn vị được đánh giá tự cung cấp, URAP đánh giá và xếp hạng các trường đại học dựa trên các chỉ số khoa học, hoạt động chuyên môn và hợp tác quốc tế một cách khách quan và độc lập.

Các chỉ số khoa học được tổ chức URAP thu thập một cách khách quan từ công cụ ISI Web of Science của công ty Thomson Reuters và phân tích dựa trên 6 tiêu chí. Trong đó có số lượng các công bố quốc tế được đăng tải, trích dẫn, tầm ảnh hưởng và hoạt động hợp tác quốc tế.

Giấy chứng nhận của tổ chức URAP

Giấy chứng nhận của tổ chức URAP

Năm 2013, ĐH Bách khoa Hà Nội với những thành tích nghiên cứu khoa học vượt bậc đã lọt vào danh sách gần 3.000 trường đại học trên thế giới được xếp hạng bởi URAP.

Đầu năm 2014, Đh này đã được URAP chính thức xếp hạng là trường đại học đứng đầu của Việt Nam, đứng thứ 650 trong khu vực châu Á, và thứ 1.932 trên thế giới giai đoạn 2013-2014.

1.1. Lịch sử hình thành của trường đại học Bách khoa Hà Nội

Cũng như các trường đại học mới thành lập, trường ĐHBKHN được Nhà nước ưu tiên bố trí những nhà trí thức có uy tín về lãnh đạo nhà trường. Giám đốc đầu tiên của trường ĐHBKHN là kỹ sư Trần Đại Nghĩa, sau này trở thành giáo sư, viện sỹ. Cuối năm 1956, thầy Tạ Quang Bửu giữ trọng trách Giám đốc và lãnh đạo Nhà trường cho đến năm 1960.

Đội ngũ cán bộ quản lý được xây dựng gấp rút từ nhiều nguồn. Cán bộ phụ trách công tác tổ chức phần lớn là anh em bộ đội chuyển ngành. Khối hành chính quản trị được chọn lọc từ số cán bộ miền Nam tập kết. Ngoài ra, Trường còn được tăng cường thêm một số cán bộ công nhân viên từ các cơ quan Trung ương và Hà Nội.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy được hình thành bởi những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và những công nhân có tay nghề cao. Lực lượng này sau đó được bổ sung thêm những sinh viên tốt nghiệp, chủ yếu từ các trường trung cấp kỹ thuật. Nhà trường còn tự tổ chức đào tạo tại chỗ nhiều lớp công nhân Cơ khí, Điện, Vô tuyến điện, Hoá-Thực phẩm…

Mặc dù công tác chuẩn bị tiến hành trong thời gian gấp rút (chỉ 5 đến 6 tháng), nhưng đến ngày khai giảng, bộ máy quản lý, điều hành, giảng dạy, phục vụ giảng dạy đã được hình thành tương đối đồng bộ gồm gần 300 người.

Một sự kiện quan trọng, ngày 20 tháng 8 năm 1956 Đảng uỷ Giáo dục đã ra Quyết định số 967/ĐBGD thành lập Chi bộ lâm thời Đại học Bách khoa và chỉ định đồng chí Lê Cấp làm Bí thư.

Nhiệm vụ cơ bản của Chi bộ lâm thời là nhanh chóng tập hợp số đảng viên mới về trường, phát huy tác dụng tiền phong gương mẫu, làm nòng cốt trong việc phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ công tác, góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị thành lập Trường, đồng thời chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức Đảng chính thức của Trường.

Các tổ chức quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng được nhanh chóng hình thành nhằm đẩy mạnh các sinh hoạt tập thể, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

1.2. Mục tiêu hoạt động của trường ĐHBKHN

Dưới sự giúp đỡ chuyên gia Liên Xô Trifônốp (sau này là Tổng chuyên gia), từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1956 Tổ trưởng Hoàng Xuân Tuỳ được Chính phủ cử sang Liên Xô nghiên cứu, học tập kinh nghiệm đào tạo, tổ chức và quản lý, đồng thời đặt vấn đề nhờ Liên Xô giúp đỡ xây dựng khu trường mới ngày nay.

Trong thời gian công tác tại nước bạn, Tổ trưởng Hoàng Xuân Tuỳ đã đến thăm và làm việc tại một số trường đại học có bề dày truyền thống ở Matxcơva như đại học Năng lượng, đại học Hoá Menđêlêep, đại học Xây dựng và ở các thành phố khác như đại học Bách Khoa Lêningrat…

Trong khi đó, tại Trường, các cán bộ của chúng ta cùng chuyên gia Liên Xô, một mặt tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, mặt khác nghiên cứu cơ cấu ngành nghề đào tạo, các khoa, các bộ môn và chuẩn bị nội dung, chương trình đào tạo dựa trên các tài liệu nước ngoài chủ yếu là của Liên Xô và Trung Quốc.

Với tinh thần làm việc tập thể, hăng say quên mình kết hợp với phương thức vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy còn non trẻ về nghiệp vụ, chuyên môn, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “khai sơn, phá thạch”, đặt nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học ở nước ta.

1.3. Sứ mạng

Phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước.

1.4. Tầm nhìn

Trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

1.5. Giá trị cốt lõi

  1. Chất lượng – hiệu quả: Yếu tố cốt lõi làm nên thương hiệu Đại học Bách khoa Hà Nội là chất lượng xuất sắc gắn liền với hiệu quả tối ưu trong mọi hoạt động và trên mọi phương diện.
  2. Tận tụy – cống hiến: Sự tận tụy và đam mê là chìa khóa cho mọi thành công; sự tận tâm và cống hiến hết mình làm nên giá trị cao quý nhất của các thế hệ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  3. Chính trực – tôn trọng: Sự chính trực trong chuyên môn, nghiệp vụ và lối sống, cùng với sự tôn trọng nhân phẩm, tôn trọng luật pháp và quy định, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt là những chuẩn mực đạo đức cốt lõi trong môi trường đại học.
  4. Tài năng cá nhân – trí tuệ tập thể: Mọi thành công đột phá đều bắt nguồn từ sáng tạo và tài năng cá nhân, nhưng chìa khóa đảm bảo thành công bền vững chính là sự đoàn kết và trí tuệ tập thể.
  5. Kế thừa – sáng tạo: Động lực chính cho phát triển bền vững là đổi mới sáng tạo dựa trên tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, kế thừa những thành quả đã đạt được và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.

1.6. Địa điểm của trường ĐHBKHN

Địa chỉ chính: 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cổng Parabol: Số 1 Giải Phóng, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0243 623 1732 – 0243 868 0898.

Ngay bên cạnh trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Bạn có thể tham khảo thông tin về trường tại Tìm hiểu chung về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Công tác đào tạo

Hiện nay Nhà trường có 67 chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng; 33 chuyên ngành đào tạo cao học, 57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 14 khoa và 7 viện chuyên môn. Hằng năm, Nhà trường tuyển sinh:

2.1. Hệ đại học, cao đẳng

  • 3.700 sinh viên đại học chính quy
  • 2.500 sinh viên cao đẳng
  • 2.000 sinh viên đại học tại chức
  • 500  kỹ sư bằng hai
  • 500 sinh viên chương trình hợp tác đào tạo quốc tế

Công tác đào tạo của ĐHBKHN

2.2. Hệ sau đại học

  • 1.000 – 1.200 học viên cao học
  • 60 – 70 nghiên cứu sinh

Nhà trường đã tích cực nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách chủ động và sáng tạo các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo. Đã từng bước tăng cường quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật cho nền kinh tế nhiều thành phần bằng cách đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở thêm nhiều chuyên ngành mới. Đồng thời với mở rộng quy mô, Trường cũng đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo; cải tiến cách quản lý đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng.

Sau 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường ĐHBKHN đã đào tạo cho Tổ quốc 110.426 kỹ sư, cử nhân; 3.041 thạc sỹ và 372 tiến sỹ phục vụ ở các ngành kinh tế, công nghiệp, quốc phòng, an ninh, bộ máy quản lý của các bộ, ban, ngành… Nhiều người đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý cao cấp, các tướng lĩnh, các chủ doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

3. Đội ngũ cán bộ

Tổng số cán bộ, công chức gồm 1950 cán bộ, với 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH.

  • Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú: 154
  • Viện sỹ: 3
  • Giáo sư và Phó giáo sư: 399
  • Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ: 703
  • Thạc sỹ: 1200

Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường phục vụ công tác đào tạo, Nghiên cứu Khoa học, Chuyển giao Công nghệ và sinh hoạt đa dạng, đồng bộ, gồm hàng chục toà nhà cao tầng với tổng diện tích sử dụng hơn 20 vạn m2.

Hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn cùng một hệ thống các phòng hội thảo.

Gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và tương đương; khoảng 20 xưởng thực tập và thực hành.

Khu ký túc xá sinh viên khang trang, sạch đẹp.

Khu giảng đường và ký túc xá trường ĐHBKHN

 

Trường có mạng thông tin nội bộ BKNet nối với mạng Internet. Thư viện điện tử của trường là thư viện lớn và hiện đại nhất Việt Nam.

Khu giảng đường ĐHBKHN

Các khu thể thao của trường khép kín, đa chức năng gồm Sân vận động, Nhà thi đấu, Bể bơi, Sân tennis.

Khu nhà thi đấu thể thao, bể bơi, sân vận động

5. Những thành tích nổi bật

Với sự đóng góp to lớn của Nhà trường, của các thế hệ cán bộ, sinh viên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây. Cùng những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới vừa qua, trường ĐHBKHN vinh dự là trường đầu tiên trong hệ thống các trường đại học Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý:

  • Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000).
  • Huân chương Hồ Chí Minh (2001).
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006).

Công đoàn Trường được tặng thưởng:

  • Huân chương Lao động hạng Nhất (2001).
  • Huân chương Độc lập hạng Ba (2006).

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tặng thưởng:

  • Huân chương Lao động hạng Ba (2001).
  • Huân chương Lao động hạng Nhì (2006).

Nhiều cán bộ và tập thể của Trường được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.

Tính đến năm 2006, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà giáo ưu tú.

Xem thêm :

6. Cách đi đến ĐHBKHN

6.1. Từ bến xe Mỹ Đình

Quãng đường di chuyển khoảng 10.3 km. Đi theo lộ trình: Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn – Đại Cồ Việt – ĐHBKHN.

Đi từ bến xe Mỹ Đình đến Đại học Bách khoa Hà Nội

Bến xe Mỹ Đình – đường vành đai 3 Phạm Hùng, đến ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi. Đoạn đường dài khoảng 5km.

Từ ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi, rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi. Đi thẳng đến hết đường Nguyễn Trãi. Lên cầu vượt Ngã Tư Sở, sang đường Tây Sơn, đi đến ngã tư Tây Sơn – Chùa Bộc. Đoạn đường hết khoảng 3km.

Từ ngã tư Tây Sơn – Chùa Bộc, rẽ phải vào đường Chùa Bộc. Đến ngã tư Chùa Bộc – Tôn Thất Tùng – Đông Tác – Phạm Ngọc Thạch, rẽ trái sang đường Phạm Ngọc Thạch. Đi tiếp đến ngã 3 Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn, rẽ phải vào đường Xã Đàn. Đi thẳng đường Xã Đàn (Không xuống hầm chui Kim Liên) đến ngã tư Xã Đàn, Giải Phóng, Đại Cồ Việt – Lê Duẩn, đi thẳng sang đường Đại Cồ Việt, rồi đến số 1 Đại Cồ Việt – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đoạn đường dài khoảng 2.3km.

6.2. Từ bến xe Giáp Bát

Từ bến xe Giáp Bát, đi thẳng theo đường Giải Phóng hướng về ga Hà Nội. Đến ngã tư Giải Phóng – Đại Cồ Việt – Lê Duẩn – Xã Đàn, rẽ phải vào đường Đại Cồ Việt, đến số 1 Đại Cồ Việt – Trường ĐHBKHN. Đoạn đường đi hết khoảng 3.2 km.

Từ bến xe Giáp Bát đến Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Từ Bến xe nước Ngầm

Cả đoạn đường dài khoảng 5km theo lịch trình: Bến xe nước Ngầm đi bộ ra đường Ngọc Hồi – Giải Phóng – Đại Cồ Việt – ĐHBKHN.

Đường đi cũng khá giống với cách đi từ bến Giáp Bát. Chỉ khác một chút là bến xe nước Ngầm nằm ở xa hơn so với bến xe Giáp Bát (cùng một trục đường).

6.3. Từ bến xe Yên Nghĩa

Cả đoạn đường dài khoảng 12.7 km.

Từ bến xe Yên Nghĩa, đi thẳng theo đường Yên Nghĩa – Quang Trung – Trần Phú – Nguyễn Trãi – Hầm chui Thanh Xuân – Nguyễn Trãi – Cầu vượt Ngã Tư Sở – Tây Sơn – Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn – Đại Cồ Việt – ĐHBKHN.

Từ bến xe Yên Nghĩa đến Đại học Bách Khoa Hà Nội

6.4. Từ bến xe Gia Lâm

Quãng đường đi hết khoảng 9 km.

Từ Bến xe Gia Lâm, rẽ trái đi theo đường Ngô Gia Khảm ra đường Nguyễn Văn Cừ. Ra đến đường Nguyễn Văn Cừ, rẽ phải theo đường 1 chiều, thẳng đến cầu Chương Dương. Hoặc từ bến Gia Lâm theo đường Ngọc Lâm đến đường Long Biên – Xuân Quang, rẽ trái để lên cầu Chương Dương. Lên cầu đi tiếp đến hết đường. Cả đoạn đường khoảng 2.8km.

Sau khi đi hết cầu Chương Dương, đến đường Trần Quang Khải, rẽ trái. Đi hết đường Trần Quang Khải sẽ đến đường Trần Khánh Dư, đi tiếp đến đường Nguyễn Khoái. Đến ngã ba Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái, rẽ phải vào đường Trần Khát Chân. Cả đoạn đường dài khoảng 3.3km.

Theo đường Trần Khát Chân, đi thẳng đến hết đường, tới ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn – Xã Đàn – Giải Phóng (không đi xuống hầm Kim Liên). Rẽ trái quay đầu sang đường Đại Cồ Việt theo hướng Xã Đàn – Đại Cồ Việt. Đi khoảng 50m là đến cổng chính của trường ĐhBKHN – Số 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cả đoạn đường dài khoảng 2.7km.

Từ bến xe Gia Lâm đến Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.