Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Học khối D ra trường làm gì? Những lợi ích khi học khối D

0

Cập nhật vào 18/09

Khối D luôn có sức hút lớn đối với các thí sinh đang chuẩn bị bước cáo thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học. Nhiều người cho rằng khối D là khối có nhiều ngành sau ra trường dễ xin việc. Nhưng cụ thể học khối D sau này làm gì, bạn đã tìm hiểu chưa?

Các nội dung trong bài

  1. Giáo viên ngoại ngữ
  2. Công việc liên quan CNTT
    2.1. Phân tích dữ liệu
    2.2. Quản trị hệ thống
    2.3. Lập trình viên
    2.4. Kỹ sư phần mềm
    2.5. Nhân viên phân tích hệ thống
    2.6. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật
    2.7. Thiết kế web
  3. Công việc về kinh tế
  4. Công việc nghiên cứu khoa học
  5. Công việc về du lịch

Học, thi đại học là một giai đoạn rất quan trọng của đời học sinh. Nó đánh dấu định hướng cho tương lai sau này của mỗi người. Đại đa số học sinh hiện nay chỉ thích học một vài môn nào đó, những môn còn lại “học nhiều cũng không vào”. Nếu các bạn học sinh được hướng nghiệp từ sớm, việc định hướng trước cho ngành nghề sẽ giúp các bạn xác định cần học tốt những môn nào để phục vụ cho thi cử.

Rất nhiều bạn yêu thích khối D nhưng vẫn còn băn khoăn học và thi khối D sau này làm gì? Khối D có nhiều ngành,  có liên quan cả về khoa học lẫn xã hội. Ngoài môn Toán, Văn ra, thi khối D các bạn phải thi thêm môn ngoại ngữ, cụ thể là một trong các ngoại ngữ: tiếng Anh, Nga, Pháp hay Nhật… Là ngành học có yếu tố ngoại ngữ nên khối D được cho là khối hot, sau tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm.

Vậy, học khối D sau này làm gì?

Khối D có nhiều ngành, học khối D sau này làm gì còn phục thuộc vào ngành mà bạn lựa chọn học. Có thể điểm qua một số việc làm liên quan đến khối D bạn có thể làm sau khi ra trường như:

1. Giáo viên ngoại ngữ

Ngành sư phạm bạn có thể học được rất nhiều khi thi khối D ví dụ như một số ngành sau: Sư phạm tiếng Trung (D1, D4), Giáo dục tiểu học (A, A1, C, D1), Tâm lí (B, C, D1); Sư phạm tiếng Anh (D1); Pháp(D1, D3), Đức(D1, D5), Nga(D1, D2), Nhật (D1, D6)…

Bạn có thể tham khảo thêm Thông tin về khối D khi thi đại học để có định hướng nghề nghiệp sau này.

Học khối D ngành Sư phạm thì sau khi ra trường, các bạn có thể tham gia vào sự nghiệp trồng người đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội. Nhà nước đưa ra, định hướng phát triển và quan tâm hơn rất nhiều đến giáo dục trong chiến lược phát triển gió dục 2011-2020.

Ngoài việc làm giáo viên giảng dạy trong các trường học, bạn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách dạy thêm tại các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài. Mức thu nhập cho công việc làm thêm này khá cao, thời gian yêu cầu cũng không nhiều.

Học khối D ngành Sư phạm để trở thành giáo viên ngoại ngữ

Học khối D ngành Sư phạm để trở thành giáo viên ngoại ngữ

2. Việc làm liên quan đến ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin là ngành học tạo nhiều cơ hội việc làm cao khi ra trường và là ngành học hỏi được rất nhiều kiến thức vổ ích. Ngành Công nghệ thông tin hầu như được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế.

Các công việc liên quan đến lĩnh vực CNTT:

  • Nhân viên phân tích dữ liệu
  • Quản trị hệ thống
  • Lập trình viên
  • Kỹ sư phần mềm
  • Nhân viên phân tích hệ thống
  • Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật/ người sử dụng cuối cùng
  • Thiết kế web/ dịch vụ Internet

2.1. Nhân viên phân tích dữ liệu

Làm việc cho các công ty phần mềm, công ty tư vấn, công ty ứng dụng công nghệ thông tin thuộc các ngành nghề khác nhau

Thảo luận về các nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp với các nhân viên nội bộ hay các khách hàng.

Thu thập và sắp xếp các dữ liệu thích hợp khi xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu liên quan.

Sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu/công nghệ thông tin để tạo ra các báo cáo và hỗ trợ trong công việc phân tích, marketing, chuẩn bị và tạo các chương trình giới thiệu sản phẩm.

Giám sát và duy trì chất lượng hệ thống cơ sỡ dữ liệu cũng như tính bảo mật khi cập nhật và sử dụng

2.2. Quản trị hệ thống

Làm việc cho các công ty quản lý thiết bị, chịu trách nhiệm vận hành các thiết bị công nghệ thông tin cho khách hàng

Duy trì sự ổn định của hệ thống

Tuyển dụng, huấn luyện và quản lý đội ngũ làm việc, từ nhân viên nhập dữ liệu đến nhân viên vận hành, lập trình viên…

Bảo trì và cập nhật hệ thống khi cần thiết

Thương lượng với khách hàng

Xem xét số lượng người sử dụng hệ thống, liệu có cần cải tiến để đáp ứng nhu cầu không

2.3. Lập trình viên

Làm việc cho bộ phận tin học của các công ty lớn, công ty tư vấn phần mềm, các nhà sản xuất điện tử và phần mềm

Viết các phần mềm ví dụ như hệ điều hành hay các ngôn ngữ cấp thấp tạo tiền đề cho máy tính triển khai các ứng dụng ở ngôn ngữ cao hơn hay chuyển thông tin đến các thiết bị khác.

Tùy chỉnh hệ thống để thực hiện các chức năng khác nhau

Tìm và phát hiện các lỗi trong phần mềm

Chạy thử các chương trình để kiểm tra khả năng thích ứng khi đưa vào thực tế

Chuẩn bị các tài liệu mô tả phương thức hoạt động của phần mềm.

2.4. Kỹ sư phần mềm

Làm việc chủ yếu cho các công ty điện tử và viễn thông; nhiệm vụ cũng tương tự như lập trình viên, tuy nhiên tập trung hơn vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế

Sử dụng ngôn ngữ máy tính để viết các chương trình phục vụ cho công việc

Sử dụng các công cụ hay hệ thống tiền thiết kế để viết ra các phần mềm

Tích hợp các chương trình được tạo, tìm và phát hiện lỗi

Chạy thử chương trình

Hoàn thành các tài liệu mô tả hoạt động của phần mềm

2.5. Nhân viên phân tích hệ thống

Gặp gỡ trưởng dự án và khách hàng để thảo luận về dự án

Thảo luận dự án chi tiết với nhân viên của khách hàng và thiết lập tính khả thi của dự án

Chuẩn bị các lưu đồ hệ thống, quyết định phần có thể được tin học hóa trong hệ thống

Đánh giá các phần cứng được yêu cầu khi triển khai hệ thống (tốc độ, chi phí, dung lượng bộ nhớ…)

Liên lạc với các lập trình viên, phân công công việc và giám sát quá trình sản xuất phần mềm

Xem xét để thay đổi nếu hệ thống khi chạy thử không đáp ứng được yêu cầu

Có thể phân tích hệ thống kinh doanh và cân nhắc các biện pháp rút giảm chi phí

2.6. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

Làm việc cho các nhà cung cấp phần mềm và phần cứng tại văn phòng của người sử dụng cuối cùng

Cung cấp các hỗ trợ kỹ thậut cho khách hàng/người sử dụng hiện thời

Ghi nhận các cuộc gọi và các vấn đề trục trặc xảy ra

Liên hệ với các bộ phận cần thiết để giải quyết vấn đề

Tổng kết các sản phẩm và thủ tục

Lập kế hoạch cải tiến

Cập nhật quá trình phát triển sản phẩm mới và khuyến khích khách hàng nâng cấp sản phẩm

2.7. Thiết kế web

Làm việc cho các nhà sản xuất phần mềm , công ty tư vấn thiết kế web hay các công ty lớn.

Tổng kết các lựa chọn và yêu cầu của khách hàng về website.

Thiết kế và tạo các trang web, liên kết.

Thử nghiệm thiết kế.

Cài đặt trực tuyến phiên bản cuối cùng và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.

Cập nhật các tiến bộ mới nhất trong lãnh vực thiết kế web.

Đề ra các kế hoạch cải tiến.

3. Làm việc liên quan đến ngành Kinh tế – Tài chính – Quản trị kinh doanh

Học khối D đòi hỏi sinh viên phải nhạy bén và nhanh nhạy trước những con số và trước mọi vấn đề. Khối D đào tạo ngành Kinh tế – Tài chính – Quản trị kinh doanh rất phù hợp với những bạn có tính cách năng động, nhanh nhẹn. Đây là một nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế và rất triển vọng trong tương lai.

Tuy nhiên, các ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính – ngân hàng, Kinh tế, Kế toán, Quản trị nhân lực/du lịch, Kinh doanh quốc tế, Bảo hiểm, Thương mại,…. trong tương lai các ngành trên đều có sức cạnh tranh và hướng phát triển tốt như nhau.

Những nhóm ngành này có rất nhiều trường tuyển sinh như Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội, Thương mại,  Bưu chính viễn thông, Ngoại thương, HV Ngân hàng, Mở, ĐH Quốc gia, Ngoại giao, ĐH Huế, Đà Nẵng…

4. Việc làm liên quan đến nghiên cứu

Khối D có các ngành xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, nhân văn, hành vi người dùng, nghiên cứu các lĩnh vực về kinh tế, xã hội… Một số ngành học này hiện nay được đánh giá là ngành trọng điểm trong tương lai nhưng lại thiếu nhân lực.

Để học ngành này, bạn gái cũng như bạn trai có những thuận lợi và khó khăn riêng cũng như để tương lai ra trường có nhiều cơ hội việc làm với những bạn học khối D cẩn thận và thiên về xã hội.

Việc tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn trên ghế nhà trường cũng mang lại nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên. Cụ thể là:

Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên bổ sung những kiến thức không được học trong chương trình chính khóa. Có cơ hội để lấp đầy những kiến thức về đời sống xã hội, làm giàu vốn sống cho bản thân. Trong quá đi khảo sát hay thực tế, các bạn sẽ phải vận dụng những kỹ năng ít khi dùng đến, qua đó bạn hiểu sâu hơn hơn về những điều còn bỏ ngỏ ở giảng đường hay những bài học trong sách.

Giúp sinh viên đào sâu hơn những kiến thức được học. Nghiên cứu khoa học sẽ phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến thức cũng như vốn sống chúng ta.

Giúp sinh viên có kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp sau này. Những kinh nghiệm này thực sự bổ ích cho sinh viên năm cuối và khi rời ghế nhà trường đi làm. Cao hơn là những luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ…

Đồng thời, hoạt động NCKH giúp sinh viên rèn khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm nào đó, rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, khả năng tư duy logic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

5. Làm việc trong ngành du lịch

Học khối D nếu bạn chuyên về ngoại ngữ thì bạn đã có một lợi thế rất lớn để làm việc trong lĩnh vực du lịch ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch, người tổ chức tour du lịch… nói chung là liên quan đến du lịch.

Làm hướng dẫn viên du lịch tiếng nước ngoài

Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch tiếng nước ngoài nếu học khối D chuyên về ngoại ngữ

Ngoài ra, nếu bạn học khối D dù bất kỳ ngành nào mà bạn lại có vốn ngoại ngữ tốt thì sau khi ra trường bạn sẽ có nhiều cơ hội về việc làm hơn so với những người kém ngoại ngữ. Bạn có thể làm tại bât cứ đâu, ở bất kỳ lĩnh vực nào phù hợp với năng lực sở trường và cả sở thích của mình.

Xem thêm: Ôn thi khối D có khó không? Ôn thi đại học các môn khối D như thế nào? Đó là một vài thắc mắc của học sinh khi xác định khối học cho mình.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.