Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách đạt điểm cao môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin

0

Cập nhật vào 06/12

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin là môn học đại cương bắt buộc trong tất cả các chương trình ở bậc đại học, cao đẳng hay trung cấp hiện nay. Bởi lượng kiến thức tương đối nhiều và trừu tượng nên sinh viên gặp không ít những khó khăn để nắm bắt cũng như đạt kết quả cao trong môn học này.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn bí quyết đạt điểm cao môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin.

Những kiến thức của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin đều bắt nguồn từ cuộc sống, từ những cái đơn giản bình thường chứ không quá khô khan, khó hiểu, trừu tượng như nhiều người vẫn thường nhận định.

Để học tốt và đạt điểm cao môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin, trước tiên bạn cần tập cách thích nghi, tạo hứng thú cho các tiết học, tuyệt đối tránh tình trạng học ép buộc hay đến gần kỳ thi mới lao đầu vào học, phải luôn chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình tinh thần thoải mái nhất để tiếp thu bài một cách dễ dàng và hiệu quả nhất, bởi nếu quá căng thẳng khi học tập sẽ phần nào hạn chế khả năng tiếp thu bài của bạn.

Chủ nghĩa Mác - LêNin là môn học bắt nguồn từ cuộc sống

Những khái niệm, định nghĩa, phạm trù, nguyên lý trong Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin rất dài và trừu tượng, sinh viên khó có thể tiếp thu và hiểu nếu được học theo phương pháp đọc chép đơn thuần, vì vậy vai trò của người giảng viên cũng vô cùng quan trọng. Thầy cô phải có những liên hệ với đời sống thường nhật hay bản thân sinh để  sinh viên nắm bắt được bản chất, nội dung chứ không phải ngập chìm trong những định nghĩa trừu tượng , từ đây người sinh viên sẽ rất dễ nhớ bài.

Chú ý lắng nghe giáo viến giảng bài và ghi chép kiến thức trọng tâm

Bản thân sinh viên luôn phải chú ý lắng nghe, trong quá trình nghe giảng, nếu có chỗ nào (từ nào, vấn đề nào…) không hiểu, hãy đánh dấu theo ký hiệu riêng, tạm cho qua (sẽ tìm hiểu sau), để theo dõi tiếp phần thầy đang giảng. Nghe giảng không chỉ chú ý nội dung, mà còn cần học tập cách lập luận, cách diễn đạt, cách chọn thí dụ cụ thể để minh họa, cách trình bày bảng hoặc cách sử dụng phần mềm power point của thầy (nhất là đối với sinh viên sẽ theo ngành sư phạm).

Bạn cũng không nên ghi chép một cách quá máy móc, ghi cho đầy vở để học thuộc như vẹt nhằm đối phó với các kỳ thi vì như thể bạn sẽ chẳng hiểu gì về những bản chất vấn đề mà môn học đề cập đến. Bạn chỉ cần ghi chép các ý chính, luận điểm quan trọng, hãy dành thời gian tập trung vào việc lắng nghe giảng viên giảng bài, trao đổi thêm với thầy cô, bạn bè về cách học cũng như những phần kiến thức mình chưa hiểu.

Tự học

Bên cạnh đó bạn cũng hình thành cho mình thói quen tự học ở nhà để ôn luyện lại các kiến thức, trước mỗi giờ lên lớp bạn nên đọc trước giáo trình, lựa chọn những luận điểm quan trọng cốt lõi đồng thời tự đặt cho mình những câu hỏi liên quan đến mảng kiến thức đó. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu những gì thây cô giảng trên lớp.

Ngoài việc học tập trên lớp, tiếp thu kiến thức của giảng viên, người sinh viên cũng cần phải lựa chọn những giáo trình, tài liệu để bổ sung kiến thức cho bản thân. Bạn nên chọn các giáo trình chính thống và các tài liệu có tính chất gợi mở về môn học như “Hỏi và đáp về Triết học”, “Hỏi và đáp Kinh tế chính trị”,… Cũng nên hạn chế nghiên cứu các tài liệu quá chuyên sâu bởi nó sẽ khiến bạn lan man, khó tập trung.

Đọc giáo trình

 Trước khi học chương mới, cần:

• Đọc nhanh một lượt toàn chương để có ý niệm chung
• Đọc kỹ từng đoạn để nắm từng phần chính của chương
• Đọc lại toàn chương để có thể tóm tắt những ý chính
• Ghi ra những điểm chưa rõ cần hỏi giảng viên, những điểm mà bản thân không đồng ý, muốn trình bày theo cách khác.

Vẫn biết rằng cùng một lúc các bạn phải học nhiều môn học (và vì nhiều lý do khác), nên hiếm có bạn thực hiện được cả 4 yêu cầu nêu trên. Tuy nhiên, tối thiểu cũng cần thực hiện cho được yêu cầu 1 và 4.

Sau khi học xong một chương, cần:

Phối hợp với vở ghi, đọc lại giáo trình, bổ sung những ý tưởng, những dữ kiện mới. Đính chính những sai lầm nếu có. Liên hệ với thực tế cuộc sống. Đặt ra các câu hỏi và tự trả lời, như: Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Ở đâu mà ra? Có ý nghĩa gì? Có liên hệ gì với cái trước? Có thể diễn đạt cách khác? Có vận dụng được vào cuộc sống? …

Trả lời các câu hỏi ôn tập cuối mỗi chương vào một cuốn tập riêng (chừa khoảng trống để ghi những ý hay của các bạn khác, và lời giải đáp của thầy khi có dịp).

So sánh nội dung môn học với các môn học khác

Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin có liên quan với nhiều môn khoa học khác. Mặt khác, ngay chính môn học này đã bao gồm nhiều môn khoa học Mác-Lênin, sự quan hệ giữa chúng càng chặt chẽ. Vì vậy, cần so sánh mối quan hệ giữa chúng. Loại tư duy so sánh này diễn ra ngay trong quá trình học tập (cả lúc lên lớp cũng như khi tự học ở nhà). Tuy nhiên, khi cần so sánh một cách có hệ thống, công việc đó tiến hành trong khâu tự học ở nhà sẽ thuận tiện hơn.

Chẳng hạn: giữa TRIẾT HỌC, KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC (KTCTH) và CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (CNXHKH) có quan hệ nhân quả, quan hệ nền tảng & phái sinh, quan hệ tùy thuộc rất chặt chẽ. Nếu bạn nào không học TRIẾT, hoặc học mà không hiểu gì (cũng vậy đối với KTCTH), sẽ không hiểu nổi những vấn đề của CNXHKH. Và mệnh đề phản đảo cũng đúng: nếu nắm vững những vấn đề của CNXHKH, sẽ hiểu sâu sắc, sinh động hai lĩnh vực khoa học trên.

Tham khảo thêm:

6 phương pháp học tập giúp đạt điểm A sinh viên năm nhất nên biết

Bí quyết trở thành sinh viên giỏi

5 quy tắc vàng dành cho các môn học thuộc lòng

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được xem là một môn học thuộc lòng. Với các môn kiểu như thế này, bạn cần nắm vững 5 nguyên tắc cơ bản:

  • Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.
  • Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu.
  • Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được.
  • Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…)
  • Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần.

Cách học tốt môn Chủ nghĩa Mác - LêNin

Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau

  • Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi.
  • Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian.
  • Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
  • Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách.
  • Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.

Ngoài môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì ở bậc Đại học sinh viên còn ám ảnh với rất nhiều bộ môn khác: Triết “thần thánh”, Xác xuất thống kê, Tiếng Anh… Làm sao để có thể chinh phục những môn này, tham khảo ngay:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.