Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tân sinh viên sợ nhất điều gì?

0

Cập nhật vào 17/02

Khó khăn lớn của tân sinh viên khi nhập học đó chính là cảm thấy khó có thể hòa nhập. Từ cuộc sống được gia đình bao bọc, khi sống tự lập khó có thể tránh khỏi bỡ ngỡ và những nỗi sợ hãi đôi khi rất buồn cười. Bạn có muốn biết họ sợ gì không?

7 nỗi sợ hãi của một tân sinh viên:

  1. Sự cô đơn
  2. Mất kiểm soát giờ giấc
  3. Giặt đồ
  4. Hết tiền
  5. Sự quấy rối lúc nửa đêm
  6. “Cầm nhầm” là một văn hóa sinh viên
  7. Phải ăn cơm ở quán

Có thể khi học cấp 3, sự kèm cặp của cha mẹ khiến bạn khó chịu. Nhiều bạn học sinh nghĩ rằng, khi lên đại học, thoát khỏi sự soi mói, cằn nhằn, hay quản thúc của phụ huynh, cuộc sống sinh viên thật tự do, muốn làm những gì mà mình yêu thích… Có thể điều đó đúng. Nhưng cùng với đó là bạn sẽ mất đi sự bao bọc của gia đình. Bạn phải mặt đối mặt với hiện thực tàn khốc của xã hội, nơi chỉ có một màu xám chứ không là màu hồng như trong giấc mơ.’

Dưới đây cẩm nang sinh viên sẽ chia sẻ về một số khó khăn, nỗi sợ hãi của các bạn tân sinh viên thường gặp.

1. Sự cô đơn

Sống tự lập đồng nghĩa với việc những lúc bạn bè, gia đình không kề bên, bạn buộc phải đối diện với những nỗi sợ hãi lớn nhất đời của mình.

Chẳng hạn, nửa đêm thấy tóc mình có cái gì ngọ nguậy, đưa tay lên đầu thì hét toáng lên vì phát hiện đó là… gián. Sau đó thì không còn cách nào khác hơn, bạn phải thức trắng đêm đuổi bằng được con gián thì mới mong tiếp tục yên giấc.

Sự cô đơn

Một điều mà hầu hết các bạn tân sinh viên thường gặp phải đó là sự nhớ nhà, nhớ tới những bữa cơm mẹ nấu khiến bạn ăn ngon lành, hay sự yêu thương đùm bọc của người cha mỗi khi bạn có chuyện buồn…

Đó là khi, bạn gặp khó khăn trong cuộc sống mà không có ai ở bên cạnh chia sẻ, an ủi. Bạn phải tự mình đối mặt với khó khăn đó, vượt qua và vươn lên trở thành người thành công, hay bị khó khăn đó vùi dập không thương tiếc.

2. Mất kiểm soát giờ giấc

Khi còn là học sinh, việc ăn, ngủ, nghỉ, học tập của bạn có thể được gia đình đôn đốc. Những thói quen xấu có thể không nằm trong từ điển của bạn. Nhưng khi vào cuộc sống sinh viên, sự tự do có thể khiến bạn mất kiểm soát về nhiều thư, trong đó có giờ giấc sinh hoạt.

Sống xa nhà, bạn cũng được tự do thả ga về mặt giờ giấc. Và hậu quả là những buổi sáng nướng thả phanh, 10h mới lọ mọ dậy ăn sáng và 14h mới giật mình nhớ ra mình chưa ăn trưa. Hãy cẩn thận nếu không muốn đồng hồ sinh học của mình bị đảo lộn vì không có mẹ ở bên nhé.

Có thể bạn quan tâm:

3. Giặt đồ

Một trong những nỗi ám ảnh của tân sinh viên khi sống xa nhà là xa rời cái máy giặt thân yêu và bắt đầu học cách giặt bằng tay.

Bạn có thể sẽ phát khóc vì cái áo trắng đã bị nhuộm màu một cách đau đớn vì giặt chung với áo màu. Hay mải chơi, khi bạn nhớ ra thì đã quá muộn với thau đồ bốc mùi do đã ngâm mấy ngày liền.

Tân sinh viên sợ nhất gì?

4. Hết tiền

Có thể nói hết tiền là nỗi sợ hãi lớn nhất trong cuộc sống sinh viên. Trong một nhóm bạn ở cùng nhau, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn hết tiền tiêu nhưng mượn được của bạn mình. Nhưng khi cả đám cùng hết tiền, thì đó là một cực hình. Sự khó khăn của việc đến cỡ vác cái bụng đói meo lên giảng đường, hay cả lũ chia nhau gói mỳ tôm cuối cùng là điều thường thấy.

Tình huống đầu tháng sung túc, cuối tháng méo mặt luôn là cảnh tượng hầu hết các tân sinh viên sống xa nhà mắc phải. Lắm khi được một người bà con xa đến thăm và rủ đi ăn tối, điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là: “Mình có được mang đồ thừa về không nhỉ?”.

Những bạn sinh viên có khả năng kiểm soát được tài chính bản thân, thì đây có thể chỉ là một khó khăn nhỏ. Nhưng với những bạn kém trong việc quản lý tài chính, đây là một nỗi sợ khó tả. Với họ, đầu tháng nhận viện trợ từ nhà gửi, đó là thiên đường, học thích tiêu những gì mà mình thích, hay chỉ là mua ngay món đồ ao ước từ lâu. Để rồi đến cuối tháng, phải chắt chiu từng gói mỳ tôm chờ đến ngày nhận viện trợ tiếp theo.

Hết tiền - nỗi sợ lớn nhất của các sinh viên

Những người có máu kinh doanh, thì tìm tòi, học hỏi để biết cách buôn bán từ những cái nho nhỏ phục vụ cuộc sống, đến những thứ có giá trị lớn một chút. Qua đó cải thiện dần cuộc sống đời sinh viên của mình. Tuy nhiên, con đường này rất khó khăn, rất nhiều người đầy hứng khởi khi bước vào, và rồi bầm dập khi rời đi.

Nhiều hơn số sinh viên tập làm kinh doanh, đó là những bạn sinh viên bước vào con đường làm thêm. Trải nghiệm cuộc sống của người làm công ăn lương hàng tháng. Con đường này tuy dễ dàng hơn con đường tự kinh doanh, nhưng cũng có nhiều khó khăn đến khó tả. Có rất nhiều lựa chọn để bạn tham gia:

  • Làm gia sư tại nhà;
  • Làm bồi bàn tại các nhà hàng, quán ăn, quán cafe;
  • Phát tờ rơi;
  • Làm thêm tại các cửa tiệm kinh doanh nhỏ;
  • Hay đi làm thêm học nghề tại các xưởng in ấn, xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ, hay những xưởng làm đồ handmade…

Mỗi cái sẽ có đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Điều quan trọng là định hướng của bạn ra sao.

5. Sự quấy rối lúc nửa đêm

Việc sống trong các khu ký túc xá của trường có thể khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy khó chịu. Nhưng liệu bạn có thực sự an toàn khi ra thuê phòng trọ ở ngoài. Bạn có chắc chắn rằng những khu nhà trọ đó đảm bảo an nình 24/7 cho người sinh sống bên trong. Hay đơn giản là liệu con đường từ nơi mình ở trọ đến trường học sẽ an toàn. Rất nhiều thứ bạn sẽ mất so với khi ở nhà hay ở trong KTX.

Tình trạng an ninh không mấy đảm bảo tại các khu phòng trọ sinh viên luôn là nỗi ám ảnh đặc biệt với các bạn nữ. Chuyện nửa đêm giật mình tỉnh giấc và run cầm cập vì nghe tiếng gõ cửa phòng đã không còn mấy xa lạ với các nàng.

Hãy nhớ: luôn lưu số điện thoại của bảo vệ khu KTX/nhà trọ phòng trường hợp bạn bị quấy rối nhé.

6. “Cầm nhầm” là một văn hóa sinh viên

Chuyện một sinh viên đi học về phòng, bỗng không thấy đồ vật yêu quý của mình đâu nữa là “chuyện quá bình thường”. Có thể món đồ đó đã được bạn mình di chuyển đên một vị trí khác. Nhưng cũng có thể nó đã “mãi mãi bay xa”.

Chuyện sinh viên ”cầm nhầm” đồ đạc của nhau vốn không hiếm. Bạn có thể thắc mắc không biết cốc nước của mình biến đi đâu, hôm sau đã thấy ở phòng đứa bạn kế bên. Hoặc cuối tháng, bạn sẽ phải í ới đòi nợ con bạn đã vay của mình… mấy gói mỳ ăn liền. Cuộc sống nhà trọ phiền toái nhưng cũng vui ra phết đấy.

7. Phải ăn cơm ở quán

Sống tự do đồng nghĩa với việc bạn phải tự lo cho mình tất tần tật từ miếng ngủ đến cái ăn. Nỗi khổ của việc ăn quán thường xuyên vì bận bịu học hành, hoặc đơn giản vì lười đã được không ít tân sinh viên đồng cảm.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.