Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đào tạo tín chỉ là gì? Học tín chỉ có khó không?

0

Cập nhật vào 07/01

Đào tạo tín chỉ là gì? Học tín chỉ có khó không? Có phải học theo tín chỉ có thể ra trường sớm?… Rất nhiều bạn sinh viên năm nhất còn khá lúng túng trước hình thức đào tạo mới mẻ này.

Những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn tân sinh viên tiếp cận, thích ứng nhanh với hình thức đào tạo này của trường Đại học.

Tìm hiểu về đào tạo tín chỉ

“Tín chỉ” là đơn vị căn bản để đo khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Một vài thông tin về đào tạo tín chỉ tân sinh viên nên biết

Hình thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình.

Xem thêm bài viết :

Đặc biệt, phương thức đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học, thời gian học, sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định; do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe,…) của mình.

Tuy nhiên, việc đăng ký, lựa chọn được môn học (tín chỉ) đối với các tân sinh viên hay thậm chí là đối với những sinh viên đã có kinh nghiệm không phải là dễ dàng.

Một vài thông tin về đào tạo tín chỉ tân sinh viên nên biết

Ngoài ra, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn ở sinh viên đòi hỏi Nhà trường cần phải đáp ứng nguồn giáo trình và tài liệu học tập, tham khảo một cách đầy đủ, phong phú và đa dạng cho người học. Bên cạnh đó là những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện phòng học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo phương pháp mới như máy chiếu, projector, mic… ở các giảng đường không còn xa lạ. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, nghiên cứu của các bạn sinh viên.

Phương pháp học tín chỉ hiệu quả

Đối với các bạn tân sinh viên, bước vào môi trường mới, nhất là tiếp cận với phương pháp học tập hoàn toàn mới là khá khó khăn. Vì vậy, để việc học theo hình thức tín chỉ không quá xa lạ và đạt hiệu quả cao, các bạn nên chuẩn bị:

Thứ nhất, quan trọng nhất trong học tập dù là học với hình thức nào đi chăng nữa cũng là tinh thần học tập.

Với hình thức tín chỉ, lấy người học làm trung tâm – hoàn toàn khác với hình thức học các bạn đã học trong 12 năm học trước đó là lấy người dạy làm trung tâm thì tinh thần học tập lại càng quan trọng. Vào ngưỡng cửa đại học, những môn học mới và lượng kiến thức khổng lồ sẽ đòi hỏi ở các bạn sinh viên một tinh thần luôn sẵn sang học hỏi, chịu khó và nỗ lực để kết nạp kiến thức. Vì vậy, trước hết, hãy sẵn sàng học với một tâm lý thoải mái và một quyết tâm thật lớn để chinh phục đỉnh cao tri thức mới.

Một vài thông tin về đào tạo tín chỉ tân sinh viên nên biết

Thứ hai, tự học, tự nghiên cứu là nhiệm vụ chính của sinh viên trong hình thức học tín chỉ.

Đối với hình thức này, bạn sẽ là người chủ động tìm kiếm kiến thức, tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức mới, từ đó, nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào thì bạn sẽ nêu ra tại buổi học để cùng lớp học thảo luận và cuối cùng, giảng viên có vai trò là người kết luận lại vấn đề. Do đó, để hiểu được kiến thức cũng như nắm bắt được những vấn đề trong mỗi môn học, sinh viên cần chủ động học và nghiên cứu giáo trình, tài liệu trước khi lên lớp.

Thứ ba, vận dụng tối đa những buổi thảo luận và những buổi học nhóm.

Vì sao ư? Vì đây là nơi bạn có thể được giải đáp những vướng mắc trong quá trình tự học, trao đổi, bổ sung kiến thức mà mình chưa biết từ người khác, và hơn hết, là rèn luyện kỹ năng tư quy, phản biện hay kỹ năng đặt vấn đề,… những kỹ năng mềm này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình làm việc sau này.

Quan trọng nhất đối với việc học là kiến thức. Vì vậy, dù với hình thức nào, điều bạn cần đặt lên hàng đầu vẫn là những kiến thức bổ ích cho mình. Nhưng học với hình thức tín chỉ sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn chỉ là kiến thức, bạn có thể rèn luyện sự chủ động, tự tin, tranh luận, phản biện, những kỹ năng mềm như thuyết trình hay đặt câu hỏi…Và một điều thú vị nữa là, học tín chỉ không bắt buộc về thời gian đào tạo là phải 4 hay 5 năm, bạn có thể hoàn thành đủ số tín chỉ tích lũy nhanh hơn nếu bạn đăng ký học nhiều môn học hơn cho mỗi kỳ học. Thử nghĩ mà xem, học đại học chỉ mất 3 năm? Thật thú vị phải không.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.