Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

8 cách học đại học hiệu quả tân sinh viên nên biết

0

Cập nhật vào 30/08

Học đại học rất khác so với học THPT, nếu không có sự chuẩn bị trước, các bạn tân sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là 8 điều cần biết để học tốt tại bậc đại học.

Các nội dung chính:

  1. Lý thuyết
  2. Thời gian học
  3. Đọc sách
  4. Tinh thần thoải mái
  5. Kỹ năng mềm
  6. Hoạt động ngoại khóa
  7. Hội thảo quốc tế
  8. Thực tập

Bậc học đại học là quãng thời gian để một sinh viên học tập, rèn luyện và hoàn thiện về kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị bước vào thực tế cuộc sống. Sinh viên nào bước vào giảng đường đại học cũng cần chuẩn bị cho mình những cách học đại học hiệu quả để không bỏ phí hơn 4 năm trời trên giảng đường.

Mỗi người có một cách học khác nhau, nhưng khi học chuyên ngành thì không giống như học ở bậc THPT hay các bậc học khác là chỉ cần học và nắm được kiến thức trên sách vở là có thể qua được các bài thi. Ở bậc đại học yêu cầu sinh viên nhiều thứ hơn là kiến thức sách vở. Đó là những nghiên cứu thực tiễn, hoạt động thực tế, áp dụng từ lý thuyết thành hành động.

Dưới đây là một số cách học đại học hiệu quả được nhiều người chia sẻ kinh nghiệm từ chính thực tế:

1. Nắm vững lý thuyết

Mọi nghiên cứu khoa học hay sản xuất đều phải xuất phát từ những giả thiết. Từ những giả thiết đó, trải qua các cuộc thử nghiệm, sự thất bại để có được những kết quả như hiện nay.

Rất nhiều giả thiết đều được xuất phát từ những lý thuyết căn bản, qua đó phát triển thành những thứ phức tạp hơn, tiếp đó là những nghiên cứu cấp cao.

Cái gì trong thực tiễn cuộc sống cũng phải bắt đầu từ lý thuyết. Bước vào bậc đại học, điều đầu tiên sinh viên cần nắm được chính là kiến thức lý thuyết. Đây chính là tiền đề, là cơ sở để áp dụng kiến thức đó vào thực hành sau này.

Bạn có thể tham khảo thêm tại Kỹ năng học đại học hiệu quả để áp dụng phương pháp phù hợp với bản thân.

2. Tận dụng hiệu quả thời gian học trên lớp và học ở nhà

Hãy rèn luyện cho mình sự tập trung cao nhất khi nghe giảng, thâu tóm kiến thức trên lớp, ghi chép hoặc ghi âm lại những kiến thức quan trọng. Đừng bỏ phí thời gian vàng ngọc trên lớp khi được các giáo sư đầu ngành truyền dạy kiến thức. Đồng thời, hãy mạnh dạn, tự tin trao đổi, đặt câu hỏi để được giải đáp thoải đáng nhất.

Với thời gian học ở nhà, hãy hệ thống lại kiến thức. Tập trung cao độ trong thời gian học nhất định sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm được kiến thức lý thuyết.

Học đại học muốn đạt hiệu quả cần có phương pháp khoa học

Học đại học muốn đạt hiệu quả cần có phương pháp khoa học

Phương pháp học là một yếu tố quan trọng khi vào đại học. Cần phải cân đối giữa thời gian học trên lớp, thời gian học ở nhà, và thời gian cho cuộc sống.

Nhiều bạn sinh viên chỉ chăm chú cho việc học trên lớp, ở nhà mà lại quên đi những khoảng thời gian cho xã hội bên ngoài. Đó là một sự sai lầm, bởi những kiến thức thu được từ xã hội đôi khi còn quan trọng hơn cả những kiến thức trong sách vở. Có nhiều khi, những thứ bạn học được từ xã hội, không thể tìm được từ bất cứ cuốn sách nào, nhưng đó lại là thứ quan trọng cho cuộc sống.

3. Đọc thật nhiều sách

Không gì có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức hay như sách. Hãy tận dụng mọi thời gian rảnh của mình để đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Đây chính là kho kiến thức vô tân bạn không nên bỏ qua.

Ngoài việc thu được nhiều kiến thức, đọc sách hàng ngày còn mang lại nhiều tác dụng cho người đọc:

  • Giảm stress: Sự phức tạp của cuộc sống hằng ngày làm cho bạn mệt mỏi cả tâm lẫn thân, mất đi sự tập trung của bản thân vào công việc. Sẽ không có gì tốt hơn là đắm mình trong một cuốn sách tốt, tâm trí và cơ thể của bạn sẽ được nghỉ ngơi.
  • Mở rộng vốn từ: Nếu bạn đang cố gắng tìm những từ ngữ gây ấn tượng trong giao tiếp thì hãy đọc nhiều hơn nữa. Vốn từ phong phú sẽ làm bạn trở nên tự tin hơn và giúp ích cho sự nghiệp của bạn. Việc đọc cũng giúp bạn hiểu tốt hơn về mọi thứ khi nghe người khác nói. Bạn sẽ học ngoại ngữ tốt hơn bằng cách đọc sách.
  • Nuôi dưỡng giấc mơ: Đọc những cuốn sách tích cực sẽ tạo động lực cho bạn nuôi dưỡng ước mơ, tìm lại được ước mơ và bạn không còn cảm thấy cô đơn khi biết có nhiều người đã vượt qua khó khăn để đến thành công như thế nào.
  • Cải thiện sự tập trung: Khi đọc một cuốn sách, bạn phải tập trung vào các từ trong đó, hiểu được ý nghĩa của câu chữ cho đến khi hoàn toàn nhập tâm, việc này sẽ giúp bạn chú ý vào việc mình đang làm. Nếu thói quen này được duy trì thì khả năng tập trung của bạn với những việc khác sẽ tốt hơn.
  • Kỹ năng viết: Đọc nhiều sách giúp bạn có được sự hiểu biết về nhiều cách hành văn hơn. Những cách viết hay của những tác giả cuốn sách mà bạn đọc sẽ khiến bạn có được ấn tượng, ghi nhớ trong đầu. Qua đó khi cần viết về một đề tài nào đó, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để diễn giải ý tưởng của mình.
  • Dễ ngủ hơn: Đây là một lợi ích rất lớn của việc đọc sách. Trước khi đi ngủ, đọc một vài trang sách sẽ giúp trí não bạn bớt căng thẳng hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

4. Luôn tạo tinh thần thoải mái cho mình

Đứng trước một kho kiến thức đồ sộ yêu cầu bạn phải dung nạp đôi khi khiến bạn stress, căng thẳng tột độ nếu như bạn không biết cân bằng việc học hành của mình. Nếu chỉ biết học và học như một con ong chăm chỉ thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Điều đó khiến bạn giống như một con mọt sách hơn là môt người am hiểu. Hãy biết cân bằng việc học và việc giải trí để tinh thần luôn thoải mái, như thế mới có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

5. Rèn luyện kỹ năng mềm

Bậc đại học là thời gian quý báu để bạn rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần thiết nhất chuẩn bị bước vào cuộc sống sau khi ra trường. Hãy tận cụng mọi cơ hội ở trường đề được rèn luyện các kỹ năng đó. Đó là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng ghi nhớ tốt, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng lãnh đạo và điều hành công viêc… cùng nhiều kỹ năng khác. Đây đều là những thứ rất cần thiết cho bạn, trước khi bạn bước ra khỏi giảng đường đại học để tìm kiếm cơ hội thành công cho cuộc đời mình.

6. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động này không chỉ mang lại những giờ phút tận hưởng, giải lao ngoài giờ học trên lớp mà còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân như tư duy, giải quyết vấn đề, phản xạ, sáng tạo… Hoặc bạn có thể tham gia các hoạt động xã hội như sinh viên tình nguyện… để rèm luyện cho mình nhiều kỹ năng khác cần thiết cho cuộc sống sau này của mình.

Tham gia các hoạt động xã hội

Tham gia các hoạt động xã hội giúp sinh viên đại học hoàn thiện nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống

7. Tham gia hội thảo quốc tế

Tham gia các hội thảo quốc tế là cơ hội lý tưởng để sinh viên gặp gỡ, giao lưu, bắt kịp với kho kiến thức toàn cầu. Đây cũng là cơ hội tốt để sinh viên thiết lập, mở rộng thêm các mối quan hệ. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội cọ sát và hoàn thiện, phát triển khả năng nghe nói tiếng Anh và làm quen với môi trường làm việc trong các tập đoàn kinh tế có yếu tố nước ngoài.

8. Thực tập hiệu quả

Hãy tận dụng thời gian thực tập của mình để ren luyện kỹ năng nghề nghiệp của mình trước khi ra trường. Việc thực tập sớm tại các công ty sẽ giúp sinh viên hiểu biết thêm về thực tiễn hoạt động các ngành nghề, tích lũy kinh nghiệm và làm đẹp hồ sơ xin việc. Thực tập cũng là cách tốt nhất để rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa đào tạo và thực tế, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng của sinh viên sau khi ra trường.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.