Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bị ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

0

Cập nhật vào 04/01

Do càng ngày có nhiều người gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ cho nên nhiều người có thắc mắc liệu “Bị ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?”. Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.

Nào hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho “Bị ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?” 

Hiện tượng ngưng thở là gì?

Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khi đang ngủ, gây ngừng thở và làm người bệnh thức giấc. Đây là tình trạng nội khoa thường gặp nhưng không được nhận biết.

Ngừng thở khi ngủ xuất hiện có thể do các cơ thanh quản bị mất trương lực nên vùng hầu họng bị xẹp lại trong thời kỳ hít vào; hoặc do các bất thường về cấu trúc vùng hầu họng làm hẹp đường dẫn khí.

Dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ

Ngủ ngáy

Nếu mắc chứng ngưng thở, bạn có thể ngáy suốt đêm nhưng không bao giờ thức dậy một cách có ý thức, vì vậy cách duy nhất để nhận biết tình trạng ngủ ngáy là hỏi người ngủ cùng hoặc nhận biết qua dấu hiệu kiệt sức sau một đêm ngủ.

Ngáy là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không phải ai ngủ ngáy là bị ngưng thở khi ngủ. Vì vậy để biết mình có mắc chứng bệnh này hay không thì bạn cần phải theo dõi thêm một số dấu hiệu khác.

Giật mình thức dậy thở hổn hển hoặc nghẹt thở

Đây cũng là dấu hiệu thường thấy của những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là triệu chứng không thật sự nguy hiểm, tuy nhiên bạn cũng không nên xem nhẹ nó.

Thức dậy nhức đầu

Khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn cảm thấy nhức đầu, có thể bạn đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân là do khi ngưng thở gây ra sự thay đổi nồng độ oxy ở não dẫn đến đau đầu.                                         

Kiệt sức và buồn ngủ cả ngày

Giấc ngủ của bạn sẽ bị phá vỡ khi ngưng thở suốt đêm. Bạn thường xuyên thức dậy suốt đêm, ngủ không sâu. Đây là nguyên do cả ngày hôm sau bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và luôn buồn ngủ.

Bị ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không 1

Ngưng thở khi ngủ là biểu hiện của nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Ngưng thở khi ngủ là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy nếu có dấu hiệu trên thì hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bệnh béo phì

Theo các nghiên cứu, ngưng thở khi ngủ xảy ra ở 84% những người béo phì, trong đó 20% trường hợp bị bệnh nghiêm trọng. Béo phì có yếu tố nguy cơ rõ ràng cho các rối loạn giấc ngủ do dư thừa mô mỡ ở quanh cổ có thể chặn đường thở.

Ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tăng cân, mệt mỏi vào ban ngày, ăn quá nhiều và ngại tập thể dục.

Bệnh cao huyết áp

Ngưng thở khi ngủ làm giảm oxy và tăng khí CO2 ở máu, tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ: có 80% những người bị tăng huyết áp bị rối loạn giấc ngủ.

Các bệnh liên quan đến tim mạch

Ngoài những yếu tố nguy cơ tim mạch đã biết như: hút thuốc lá, đái tháo đường và rối loạn lipid máu thì hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ tim mạch lên gấp 3 lần.

Làm gì khi mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Khi xuất hiện những tình trạng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ, cảm thấy khó thở khi ngủ cùng những dấu hiệu đã đề cập ở trên, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên gia để được khám và chữa trị kịp thời.

Quá trình chuẩn đoán và xác định nguyên nhân hội chứng thường khá mất thời gian, tuy vậy bạn cần phối hợp để tìm ra giải pháp chữa trị tốt nhất.

Cần phải lên kế hoạch cân bằng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ đúng giấc, điều độ để ngăn chặn tình trạng rối loạn giấc ngủ kịp thời.

Tích cực luyện tập thể dục thể thao, kết hợp những bài tập hít thở hiệu quả để cần bằng lại hệ hô hấp của mình.

Hiện tượng ngưng thở khi ngủ tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến tim mạch và não bộ nguy hiểm. Bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt của bản thân thật khoa học để ngăn chặng nguy cơ mắc hội chứng này và có được một sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm :

Được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.