Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vì sao người cao tuỗi lại dễ mắc bệnh trầm cảm

0

Cập nhật vào 04/01

Theo một cuộc điều tra mới đây cho thấy, người cao tuổi thường có khả năng bị trầm cảm cao hơn là những lứa tuổi khác. Vì sao lại như vậy? Để biết được câu trả lời mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bệnh trầm cảm thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Nhiều người vẫn cho rằng khi già đi thì việc lẩm cẩm, hay nghĩ quẩn là bình thường nhưng thật ra đó lại có thể là dấu hiệu bị bệnh trầm cảm. Bài viết này sẽ làm rõ do đâu mà người cao tuổi thường dễ mắc bệnh trầm cảm hơn những lứa tuổi khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Không phải người cao tuổi nào cũng có cuộc sống lạc quan, hạnh phúc, hữu ích cho xã hội bất chấp những thay đổi về sinh học – tâm lý – xã hội trong con người mình, rất nhiều người hiện nay đang mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người cao tuổi có thể kể đến là:

– Những sự kiện làm đảo lộn cuộc sống khi về già như: về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng, gia đình ly tán, người thân ra đi,…. đều là những sự kiện có thể tác động rất mạnh đến tâm lý của người cao tuổi.

– Yếu tố sinh lý và sinh hoá. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi, quá trình này diễn ra trong não người có tuổi và thuốc men sẽ điều chỉnh sự cân bằng của các chất hoá học này.

– Thuốc men và rượu: Khi về già, người cao tuổi dễ mắc phải nhiều bệnh tật hơn và việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh cơ thể của người có tuổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi, uống càng nhiều thuốc thì nguy cơ tác dụng phụ xảy ra càng nhiều. Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trầm cảm như thuốc chữa cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây ngủ, ….. Đôi khi uống nhiều loại thuốc chữa các bệnh khác nhau sẽ xảy ra trường hợp các thuốc tương tác với nhau và có loại tương tác có lợi xong cũng có loại tương tác bất lợi và gây ra bệnh trầm cảm. Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra trầm cảm, uống rượu và uống thuốc khác cũng gây ra tương tác bất lợi. Tương tác này xảy ra và làm cho trầm cảm trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân người già dễ bị mắc bệnh trầm cảm

Những thay đổi trong cuộc sống, bệnh tật, thuốc men,… là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

– Các loại bệnh tật cơ thể đồng hành cùng với trầm cảm là một vấn đề đặc thù ở người cao tuổi: Người già dễ bị các bệnh thực thể như tai biến mạch máu mão, tuyến giáp, đái đường, cao huyết áp, trĩ …. Khi các bệnh thực thể này trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi, chữa không khỏi, rất hay xảy ra các biểu hiện của bệnh trầm cảm như lo lắng bi quan, nghi ngờ, cáu kỉnh, xuất hiện tình trạng luẩn quẩn, trầm cảm làm cho các bệnh thực thể nặng thêm và ngược lại.

– Thiếu hụt Vitamin trong chế độ ăn, ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra trầm cảm ở người cao tuổi.

– Yếu tố di truyền: ở một số người, trầm cảm có thể là một bệnh di truyền. Khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.

Đôi khi các triệu chứng của bệnh thực thể che giấu các triệu chứng cuả bệnh trầm cảm làm cho việc chẩn đoán trầm cảm ở người có tuổi trở nên khó khăn hơn. May thay, các triệu chứng cơ thể do bệnh trầm cảm gây ra thường cải thiện rõ rệt khi điều trị trầm cảm. Một số trường hợp gia đình lại chủ quan trước những triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người già, điều đó khiến cho căn bệnh trở nên nặng nề hơn rất nhiều

>>>Xem thêm…: Vì sao phụ nữ hay mắc chứng đau nửa đầu

Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi?

Để điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thì người nhà của bệnh nhân đóng một vai trò rất quan trọng. Gia đình cần phải giúp người thân của mình thoát được tình trạng bị cách ly bằng cách: ngồi nói chuyện và chia sẻ với họ về những điều họ đang gặp phải, nên tổ chức các buổi đi chơi, thăm hỏi người thân, bạn bè; tạo việc làm cho họ (chăm sóc cây cảnh, chim, cá, trông cháu…). Người già cần phải có môi trường sống thoải mái, vui vẻ, đầm ấm bên con cháu, hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý và những lao động quá vất vả để kiếm sống.

Bản thân người già cũng phải dự phòng cho mình bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí… không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia; thường xuyên tập luyện thể lực và có chế độ sinh hoạt điều độ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.