Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 kỹ năng quan trọng nhất với giáo viên tiểu học

0

Cập nhật vào 13/01

Nếu thiếu những kỹ năng này, các giáo viên tiểu học khó có thể đứng trên bục giảng, ngay cả khi có tấm bằng giỏi trên tay.

Nhiều người cho rằng, làm giáo viên là một công việc nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu, quy định chuẩn mực riêng mà không phải ai cũng có thể làm được. Giáo viên cũng vậy, những kỹ năng sau là những điều mà bất cứ giáo viên tiểu học nào cũng không nên bỏ qua khi muốn trở thành một người cô, người thầy dạy giỏi.

1. Kỹ năng quan sát, nhận xét

Kết quả học tập của các học sinh tiểu học bây giờ đều do giáo viên đánh giá nên kĩ năng quan sát, nhận xét không thể thiếu với các giáo viên. Các thầy cô phải thường xuyên quan sát các em để có thể đưa ra đánh giá đúng, khách quan và công bằng nhất. Có như vậy, phụ huynh mới nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.

Ngoài ra nhờ kỹ năng quan sát tốt, các giáo viên có thể phán đoán được học sinh của mình có năng khiếu nổi bật nào không, qua đó thông báo cho gia đình chọn môn năng khiếu phù hợp cho các em. Có thể tham khảo thêm tại Cách lựa chọn môn năng khiếu phù hợp với con bạn.

2. Kỹ năng giao tiếp

Đây là kĩ năng cần có của bất kì thầy cô nào. Thầy cô không chỉ giao tiếp với học sinh trên phương diện nội dung bài học mà còn phải ứng xử với các tình huống khác phát sinh trong và ngoài nhà trường, trao đổi với phụ huynh học sinh,… Với mỗi đối tượng giao tiếp thì giáo viên phải lựa chọn một phong cách giao tiếp phù hợp để vừa duy trì được mối quan hệ tốt vừa giữ đúng tác phong sư phạm của mình.

Chuẩn tác phong sư phạm, phong thái trong cách cư xử, giao tiếp là điều tất cả giáo viên cần có
Chuẩn tác phong sư phạm, phong thái trong cách cư xử, giao tiếp là điều tất cả giáo viên cần có

3. Chuẩn tác phong sư phạm

Trong nhận thức của mỗi học sinh tiểu học, giáo viên chính là hình mẫu để các học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên tiểu học cần để ý đến các chuẩn mực về cư xử, hành vi ở cả trong và ngoài trường học. Tác phong nền tảng cần có là sự nhã nhặn, từ tốn, khả năng xử lí tình huống một cách linh hoạt.

4. Chuẩn chữ viết và kiến thức

Kiến thức bậc tiểu học là kiến thức cơ bản, nền tảng nhất nên phải đảm bảo độ chuẩn cao. Ngoài ra, bậc tiểu học là bậc rèn cho các học sinh về nét chữ nên giáo viên tiểu học cần đạt trình độ cao về nét chữ, đảm bảo đúng chuẩn, sạch đẹp, dễ nhìn.

Đối với giáo viên, việc sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực không chỉ giúp việc truyền tải kiến thức tốt hơn mà còn có ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm thì đây là kỹ năng không thể thiếu:

  • Giáo viên khi lên lớp cần phải nói và giảng bài một cách rõ ràng, khúc chiết, có ngữ điệu, âm lượng vừa phải, có thể thu hút sự chú ý của học sinh
  • Khắc phục các tật lặp đi lặp lại các câu như: “làm cho cô”, “cho cô biết”, “hỏi cả lớp…”
  • Giáo viên cần tự mình rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cho thật chuẩn

5. Tự học, đổi mới, sáng tạo

Trong nền giáo dục đang ngày một thay đổi như hiện nay, giáo viên tiểu học cũng cần nhanh nhạy cập nhật và linh hoạt với những thay đổi mới. Bên cạnh đó cũng phải không ngừng học hỏi những phương pháp mới, cách dạy mới tiến bộ để kịp cập nhật cho học sinh của mình.

Giáo viên phải trang bị cho mình phương pháp dạy học và thói quen làm việc khoa học ở mỗi môn học, mỗi bài học để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy. Cần xác định được mục tiêu của bài. Đặc biệt cần dành tâm sức trí tuệ và thời gian cho việc dạy học. Việc thiết kế bài dạy  phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, tính chất của môn học, điều kiện vật chất có thể sử dụng được trong quá trình dạy học. Trước khi lên lớp người giáo viên cần phải xác định được:

  • Dạy cái gì ? (Xác định nội dung dạy học).
  • Sau khi học song học sinh cần biết hoặc biết làm cái gì? (Xác định mục tiêu).
  • Kiến thức thực sự của học sinh hiện nay như thế nào?
  • Học sinh thực sự đã biết gì? (Đánh giá những điều học sinh đã biết trước khi học và sau khi học).
  • Dạy bài học đó như thế nào? (Lựa chọn phương pháp và kỹ năng dạy học).
  • Giáo viên cần hiểu biết về những đặc điểm của học sinh, lứa tuổi, thói quen trình độ học sinh, trẻ bị tật, trẻ có gia đình khó khăn…
  • Cần chú ý đến cách mở đầu bài học sao cho hứng thú trong học tập với học sinh và cách kết thúc bài học để gây ấn tượng cho học sinh. Nhất là đảm bảo tính đa dạng và hài hoà của các phương pháp dạy học được áp dụng, điều này đặc biệt quan trọng với học sinh Tiểu học.

6. Lắng nghe, kiên nhẫn với học sinh

Ở bậc tiểu học, các em vẫn chưa thể đi vào nề nếp, kỉ luật như ở bậc lớn hơn. Hơn thế, các em cũng vẫn chỉ là những đứa trẻ nên rất cần đến sự quan tâm của các thầy cô khi ở trường. Những vấn đề xoay quanh các em không chỉ trong các giờ học mà còn có trong giờ ra chơi, các mối quan hệ bạn bè,… đều cần các thầy cô có thể hiểu và kịp giải đáp những thắc mắc khi cần.

Ở tiểu học, không phải các em đều ngoan ngoãn, nghe lời nên giáo viên cần phải kiên nhẫn, từ từ uốn nắn các em
Ở tiểu học, không phải các em đều ngoan ngoãn, nghe lời nên giáo viên cần phải kiên nhẫn, từ từ uốn nắn các em

7. Khả năng tổ chức hoạt động nhóm

Đây cũng là một kỹ năng cần có với các giáo viên tiểu học để gắn kết các học sinh lại với nhau hơn. Các hoạt động nhóm trong giờ học, giờ ngoại khóa sẽ rèn cho các em biết hợp tác và làm việc theo nhóm, có tinh thần đồng đội. Tổ chức các nhóm trong giờ học cũng sẽ khiến các em thích thú với bài học hơn, tiếp thu bài tốt hơn.

8. Kĩ năng xử lí tình huống phát sinh trong lớp học

Các bé tiểu học còn rất hiếu động nên cũng rất dễ xảy ra xô xát, cãi nhau, đánh nhau trong giờ ra chơi. Bé không chịu làm bài tập, không chịu nghe giảng, cãi lại thầy cô,… là những vấn đề rất thường xuất hiện. Vì vậy, các thầy cô cần  chuẩn bị sẵn tâm lí, kỹ năng để có thể ứng phó với những tình huống như vậy.

9. Kỹ năng tin học

Công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển và phổ biến. Các giáo viên cần biết tận dụng công cụ này để bổ sung kiến thức cho mình bằng các nguồn tài liệu phong phú. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng sẽ làm nội dung bài học phong phú, hấp dẫn hơn.

10. Kỹ năng sơ cứu cơ bản, thoát hiểm

Không ai có thể ngờ được những tình huống xấu có thể xảy ra nên việc đề phòng rất cần thiết. Khi xảy ra các mối nguy hiểm, thầy cô phải là những người giữ được bình tĩnh và nghĩ ra biện pháp để đảm bảo an toàn cho các em. Đồng thời, cũng cần biết những biện pháp sơ cứu cơ bản để có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết.

5 vấn đề quan trọng giáo viên tiểu học cần biết

Tiền lương

Theo đó, nêu rõ cách tính mức lương, phụ cấp, hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước. Đơn cử như sau:

  • Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2019 = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
  • Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2019 (đối với khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở)  = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
  • Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2019 (đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cấp hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung) = (Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2019 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2019 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2019) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
  • Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
  • Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2019 = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).
  • Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2019 = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định.

Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học

Bảng lương giáo viên Tiểu học

Trình độ

Từ ngày 01/07/2020, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật giáo dục 2019).

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

  • 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
  • 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

(Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT)

Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể giáo viên tiểu học là 23 tiết.

Trường hợp giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 4 tiết.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 6 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT)

Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học

Về vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.

Theo đó, chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Đồng thời, chương trình này áp dụng cho tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tiểu học trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học.

Giáo viên tiểu học tuy không nặng về mặt kiến thức cần có nhưng lại rất vất vả ở nhiều phương diện khác. Tuy vậy, với một sự tận tâm, nhiệt tình và tình yêu với nghề, với trò, việc học hỏi và rèn những kỹ năng trên không hề khó.

Bài viết được đóng góp bởi https://giasuviet.com.vn/gia-su-lop-4.html.

Góc chia sẻ: Có thể những thông tin về bệnh ung thư đường ruột sau đây sẽ hữu ích cho bạn

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.