Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đôi nét về khoa Luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

0

Cập nhật vào 14/02

Nếu bạn đang có ý định thi vào khoa Luật, đừng bỏ qua việc tìm hiểu đôi nét về khoa Luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Khoa Luật là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đào tạo cử nhân luật học tính từ năm 1945 đến nay.

Hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật thuộc ĐHQGHN là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam. Tại đây có đào tạo cử nhân luật học, thạc sĩ luật học và tiến sĩ luật học, phát triển theo hướng chất lượng cao và đẳng cấp khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế.

Kể từ khi trở thành đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật đã xây dựng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo liên kết (hợp tác) với nước ngoài được đặc biệt quan tâm và chú trọng thúc đẩy.

Năm 2014, Khoa đã tiến hành quy hoạch ngành và chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và đã được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 Khoa luật/trường luật sẽ mở và tổ chức đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, 12 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 09 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

Hiện nay, Khoa đã và đang đào tạo, hợp tác trên tất cả các loại hình, các hệ đào tạo; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các dự án nghiên cứu, đào tạo quốc tế.

Tính đến năm 2014, Khoa Luật đã đào tạo được gần 10.000 cử nhân luật học, hơn 2000 thạc sĩ luật học, 100 tiến sĩ luật học.

Đôi nét về khoa Luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trong giai đoạn hiện nay, trung bình mỗi năm, Khoa Luật tuyển sinh:

  • 300 sinh viên đại học hệ chính quy theo học các ngành cử nhân luật học, cử nhân luật kinh doanh.
  • 100 sinh viên đại học luật chính quy theo học chương trình đào tạo liên kết với trường Đại học ngoại ngữ và Đại học kinh tế ĐHQGHN (cử nhân bằng kép).
  • 200 sinh viên đại học luật hệ vừa làm vừa học.
  • 140 sinh viên đại học luật văn bằng 2.
  • 300 học viên sau đại học theo học 08 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Dân sự và Tố tụng dân sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế, Luật Hành chính – Hiến pháp, Pháp luật về Quyền con người, Luật hợp tác kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế.
  • 40 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người. Kinh phí của khóa học do Trung tâm Nhân quyền thuộc Khoa Luật Đại học tổng hợp Oslo – Nauy tài trợ. Học viên học bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bằng thạc sĩ do ĐHQGHN cấp.
  • 20 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Luật hợp tác quốc tế liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Pháp. Học viên học bằng tiếng Pháp, bằng thạc sĩ do các trường đại học Pháp cấp.
  • 25 nghiên cứu sinh theo học 04 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.