Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không?

0

Cập nhật vào 11/05

Quả sấu là loại quả có vị chua thanh, thường chỉ xuất hiện vào mùa hè tại miền Bắc. Được sử dụng để chế biến nhiều món ăn thức uống giải nhiệt ngày hè như canh chua, sấu dầm,… Ngoài ra trong Y học, sấu còn được sử dụng như vị thuốc để điều trị một số bệnh như đau rát cổ họng, ho, nhiệt miệng,… Vậy quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Các thành phần dinh dưỡng có trong quả sấu

Cây sấu (tên khoa học: Dracontomelon), là cây bản địa của Việt Nam, mọc tự nhiên trong rừng hoặc được trồng tại các công viên, đường phố tại miền Bắc với mục đích tạo bóng mát. Cây sấu xanh quanh năm, rất được ưa chuộng dùng làm cây công trình cho các đô thị xanh sạch đẹp và ngày càng được trồng nhiều trên các đường phố.

Quả sấu xuất hiện từ đầu tháng 6, đến khoảng tháng 8, tháng 9 bắt già đi và ngả sang màu vàng. Xuất hiện trong những cốc nước sấu ngâm đường chua ngọt hay những món ăn ngon trong các bữa cơm gia đình. Không chỉ có vị chua thanh vừa miệng, quả sấu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều người yêu thích.
Bên trong quả sấu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như nước, Kcal, protein, chất xơ,…. Cụ thể theo bảng phân tích các thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, bên trong 100g sấu có tới:

  • 94.7g nước
  • 38 Kcal
  • 1.3g Protein
  • 8.2g Carbohydrate
  • 2.7g Chất xơ
  • 44mg Phốt Pho
  • 135mg Canxi
  • 3mg Vitamin C

Tìm hiểu thêm về quả sấu trong bài: Quả sấu

Quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không?

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng quá cao theo thời gian, cơ thể người sẽ gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm như đau tim, bệnh thận, đột quỵ ,… Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người mắc bệnh cao huyết áp cần phải lưu ý nhiều tới việc sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trong ăn uống.

Theo các chuyên gia Y tế, người bệnh cao huyết áp cần tránh ăn mặn, bổ sung nhiều rau xanh và các loại quả tươi chín, các thực phẩm giàu protein chứa ít chất béo và các thực phẩm giàu magie, kali và canxi. Một số thực phẩm được khuyên dùng trong chế độ ăn hàng ngày của người cao huyết gồm: rau lá màu xanh, các loại quả mọng, khoai tây, sữa không đường, sữa chua, yến mạch,…

Vậy “quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không?”. Trong thành phần dinh dưỡng của quả sấu có chứa một lượng nhỏ protein và canxi, có tác dụng tốt đối với người cao huyết áp. Do đó, người bệnh có thể dùng sấu để chế biến các món ăn bổ dưỡng tốt cho cơ thể như vịt om sấu, canh sườn,…

Quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không?

Các công dụng khác của quả sấu đối với sức khỏe

Trong Đông Y

Quả sấu xanh có vị chua hơi chát, khi chín ngọt, tính mát , có tác dụng vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, trị ho, tiêu đờm. Trị được nhiều chứng bệnh như nhiệt miệng, đau rát cổ họng, mẩn ngứa, nôn nghén ở phụ nữ có thai, say rượu,…

Theo Tây Y

Bên cạnh thành phần chính là nước thì quả sấu còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như axit hữu cơ, canxi, protid, sắt, vitamin C,… Có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý như:

Tăng cường hệ tiêu hóa: Có thể uống nước sấu ngâm đường hoặc canh chua sấu để kích thích và tăng cường hệ tiêu hóa.

Chữa trị nhiệt miệng: Sấu có tính mát nên được sử dụng để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Có thể dùng sấu chín ngâm đường hoặc muối, cùi sấu khô sắc với nước uống để chữa.

Giảm triệu chứng nôn nghén ở phụ nữ có thai: Ở thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu có thể uống nước sấu để giảm triệu chứng nôn nghén, đồng thời giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng không nên sử dụng quá nhiều vì trong nước sấu có nhiều đường, gây ảnh hưởng không tốt.

Hỗ trợ quá trình giảm cân: Sấu cung cấp nguồn nước tự nhiên cho cơ thể, ảnh hưởng tích cực tới quá trình giảm cân. Bên cạnh đó, sấu còn chứa axit nitric trong sấu giúp làm sạch đường ruột, loại bổ độc tố, cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, có khả năng đốt cháy và tiêu hủy chất béo trong cơ thể.

Tham khảo thêm tác dụng của quả sấu chín trong bài viết: Quả sấu chín

Quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không?

Những lưu ý khi sử dụng quả sấu

Quả sấu mang lại nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, loại quả này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên, khi sử dụng sấu, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

Không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng sấu: Bởi hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Người mắc bệnh lý về dạ dày nên hạn chế sử dụng: Bởi sấu có vị chua, tính axit mạnh, không phù hợp với người có tiền sử dạ dày. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên ăn sấu khi đang đói vì nó không những khiến cồn cào trong bụng mà còn hại dạ dày.

Không uống quá nhiều nước sấu ngâm đường: Bởi dùng quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu vượt mức cho phép. Kéo theo tụy phải hoạt động nhiều để giải phóng insulin điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục sẽ làm suy giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp.

Quả sấu có tốt cho người cao huyết áp không?

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.