Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách những ông bố, bà mẹ thông thái dạy con tự học tại nhà

0

Cập nhật vào 12/06

Cha mẹ không thể nào ở bên con mãi để chăm lo đốc thúc trong suốt quá trình học hành của con. Hãy rèn luyện cho con thói quen tự giác học bài để việc học của trẻ trở nên tiến bộ hơn.

Dạy con tự học tại nhà mang lại lợi ích gì?

Trẻ sẽ không phải áp lực vì chuyện học hành. Tự giác biết sắp xếp việc học ở nhà, ở trường. Tạo được sự say mê học tập và có khả năng tự học xuất sắc suốt đời

Bên cạnh đó trẻ còn có tư duy phản biện, óc quan sát, sáng tạo tuyệt vời, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và quyết định xuất sắc. Và chủ động mọi việc cá nhân, trách nhiệm, tự tin, tự lập.

Rèn cho con thói quen tự học mang đến nhiều lợi ích lâu dài cho trẻ

Rèn cho con thói quen tự học mang đến nhiều lợi ích lâu dài cho trẻ

1. Hướng dẫn con lập thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện

Các bậc cha mẹ thường có thói quen đặt ra các quy định ép và bắt con phải thực hiện theo. Mặc dù cách này xuất phát từ mong muốn con cái vào khuôn khổ thì mới tiến bộ được.

Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu tâm lý con trẻ cách giáo dục này khiến đứa trẻ cảm thấy luôn bị cha mẹ áp đặt và luôn tìm cách thoát ra khỏi vòng quy tắc của cha mẹ.

Cha mẹ chỉ nên hướng dẫn con cách tự lên kế hoạch trong học tập và thực hiện theo kế hoạch con tự đặt ra. Để làm gương cho con, cha mẹ có thể tự lập thời gian biểu cho mình và nghiêm túc làm theo kế hoạch và chắc chắn khi đó con bạn sẽ tự giác thực hiện tốt kế hoạch của mình.

Hướng dẫn con lập thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện

2. Hãy cho con biết lý do cần phải học tập

Ngay cả người lớn chúng ta cũng vậy chỉ khi nào có mục tiêu cụ thể thì mới có động lực để thực hiện tốt công việc. Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích thế nào là tự học?

Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.

Hãy đặt ra cho con những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và cố gắng đạt được theo từng giai đoạn.

Chú ý: Gia sư Việt đang có các Gia sư môn tiếng Anh chất lượng, các bậc phụ huynh nên để ý.

3. Khơi dậy sự hứng thú trong học tập cho con

Đa phần những đứa trẻ đều không thích học, nhưng nếu cha mẹ mang đến cho con những động lực để phấn đấu con sẽ luôn hứng khởi và vui thích trong học tập.

Hãy thúc đẩy sự ham học của con bằng cách thay đổi phương pháp học tập, có thể là vừa học vừa chơi như bố mẹ là người đặt ra câu hỏi và con trả lời hoặc ngược lại.

4. Trẻ tự học nhưng vẫn cần cha mẹ hỗ trợ

Việc bạn dạy cho con tự học chỉ với mục đích rèn cho con tính tự giác trong học tập chứ không phải là bỏ mặc con tự học.

Cha mẹ hãy thường xuyên hỏi con có cần sự trợ giúp hay không? Và hãy hỗ trợ con trong các bài học bằng cách đưa ra những gợi ý cho bài tập chứ không nên làm hết cho con.

5. Động viên con khi cần thiết

Những lời khen ngợi từ mẹ cha đúng lúc sẽ là động lực rất lớn cho những đứa trẻ, từ đó trẻ sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa.

Động viên con khi cần thiết

Lưu ý cha mẹ chỉ nên khen sự cố gắng trong cả quá trình học tập của con chứ không nên chỉ khen thành tích và điểm số đạt được để tránh tình trạng áp lực về thành tích.

Đối với khi kết quả không được như mong muốn, cha mẹ cũng không nên thể hiện sự thất vọng hay la mắng trẻ, bởi lúc này trẻ rất cần sự tin tưởng động viên của người cha mẹ để cố gắng sửa chữa sai lầm.

6. Cha mẹ không cần nhắc nhở con học bài

Khi dạy con cách tự học tại nhà, cha mẹ hãy giao toàn quyền sắp xếp thời gian học tập cho con. Nếu cha mẹ nhắc nhở nhiều lần sẽ tạo nên tâm lý ỷ lại và chờ nhắc nhở mới chịu học.

Trẻ sẽ lầm tưởng việc học của trẻ là học cho bố mẹ chứ không phải là học cho bản thân.

7. Chế độ kỷ luật nghiêm khắc

Việc để con tự học không đồng nghĩa với việc cha mẹ phó mặc cho con tự học mà không cần quan tâm đến con. Nếu như con không hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, ảnh hưởng đến kết quả học tập trên lớp, cha mẹ hãy áp dụng ngay 1 mức hình phạt cụ thể với con.

Nên nhớ cha mẹ cần áp dụng hình phạt một cách nghiêm túc và tuyệt đối không được dùng đến bạo lực, đòn roi với con trẻ, bởi đây là phương pháp phản tác dụng trong giáo dục con cái.

8. Hãy cho con có thời gian vui chơi

Đứa trẻ con nào cũng cần có nhu cầu được vui chơi. Việc cho con vui chơi sẽ giúp con được giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng và sẵn sàng tự giác quay trở lại bàn học khi con đã được vui chơi.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.