Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Có nên so sánh giáo dục Việt Nam với thế giới?

0

Cập nhật vào 08/01

Giữa tháng 8 năm 2016, OEDC xếp hạng nền giáo dục Việt Nam khá cao về 2 môn Toán và khoa học… cấp bậc phổ thông. Thông tin này được các phương tiện truyền thông thi nhau đưa tin.

Giáo dục Việt Nam đang ở đâu? Phương pháp giáo dục của Việt Nam có phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hay không? hàng loạt câu hỏi được đặt ra để tranh luận và để so sánh. Liệu việc so sánh này có hợp lý không khi mà mỗi đất nước có một môi trường giáo dục mang tính đặc thù riêng.

Những ngày giữa tháng 8 năm 2016, các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin về việc giáo dục Việt Nam (GDVN), vốn đang đầy rẫy những bất ổn và biến động lại được đứng thứ hạng rất cao trong một xếp hạng của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC). Có người nói: vậy là mục tiêu đặt ra tới năm 2020 có trường đại học nằm trong top 200 chắc cũng đạt được thôi!

Lát cắt nào đã khiến nền GDVN lại được vẻ vang sánh ngang và trên cơ các cường quốc giáo dục như Anh, Mỹ, Úc… như vậy? Hóa ra chỉ đứng trên bình diện kết quả đánh giá hai môn: Toán và khoa học ở cấp độ phổ thông. Nếu vậy thì quá đúng vì tôi có thể lấy ví dụ ngay.

Việt Nam xếp thứ 12 chất lượng giáo dục toàn cầu: Ước lệ và phiến diện

 Việt Nam vinh dự xếp thứ 12, trong khi các nền giáo dục được coi là có chất lượng tốt như Úc, Anh, Mỹ, Thụy Điển lại xếp sau. Trước đây, khi đưa hai đứa con sang Canada nhập học, cháu thứ nhất đang học dở lớp 2 trong nước, cháu thứ  hai lớp 8.

Tôi dẫn con đi đến trường để kiểm tra xếp lớp vì cái học bạ từ Việt Nam đối với họ rất xa lạ. Thật ngạc nhiên khi kết quả là sau một bài kiểm tra rất dễ dàng và không có chút gì căng thẳng, hai cháu đều đạt trình độ đặc cách nhảy lên hai lớp. Chúng tôi rất bối rối, đầu tiên rất mừng vì: sao con mình giỏi vậy? Mặc dù ở Việt Nam cũng chỉ loại khá giỏi khoảng 8 phẩy trung bình thôi! Sau khi bình tĩnh lại và nói chuyện kỹ hơn với giáo viên tại đó thì chúng tôi được biết bài kiểm tra đó chỉ thuần túy có toán và xét đoán sự vật, tư duy lô gic…

Cậu con lớp hai của chúng tôi thậm chí còn chưa biết tý tẹo ngoại ngữ nào, nhưng các cô đều trấn an bố mẹ rằng ngôn ngữ là vấn đề rất phụ, sẽ khắc phục được ngay. Còn cháu lớn thì chúng tôi quyết định cho cháu nhảy cóc một lớp để tiện vào đại học sau khi bố hết nhiệm kỳ công tác 3 năm về. Quả đúng là như vậy, hai cháu đã theo được các bạn người Canada hoàn toàn ổn. Sau nhiệm kỳ của bố, cháu lớn sang Anh học đại học, còn cháu bé về nước. Đây mới thực sự là khó khăn: chương trình học tập trong nước không hề giống với bên ngoài, cuối cùng sau một năm đánh vật, gia đình phải chuyển cháu sang học hệ quốc tế để cháu theo cho dễ.

Co nên so sánh giáo dục Việt Nam với thế giới?

Vậy thì nói trình độ và chất lượng GDVN so sánh với các nước thế nào? Ai hơn ai?

Phải nói rằng không thể so sánh được, vì quá khác biệt. Ở các nước tiên tiến, ngoài việc học kiến thức trên lớp, học sinh còn được tham gia rất nhiều các hoạt động bên ngoài nhà trường, chú trọng phát triển văn thể mỹ để con người phát triển toàn diện hơn.

Ở trong nước rất nhiều kiến thức được nhồi vào đầu trẻ con và học sinh hấp thụ một cách thụ động, ít có điều kiện phản biện hay nghiên cứu để tự mình khám phá ra những bí ẩn của tri thức.

Cho nên, rõ ràng việc đánh giá xếp hạng kia là hoàn toàn chính xác, nhưng chúng tôi cần những học sinh phát triển toàn diện hơn chứ không chỉ giỏi toán lý hóa.

Tuy nhiên với cách xếp hạng kiểu này lại có lợi cho các nước châu Á – những nước chú trọng việc học toán.

Vào năm ngoái, trong một bài đăng trên báo Giáo dục và Thời đại về “Hội nhập Giáo dục quốc tế”, tôi đã đề cập đến sự chuyển dịch của nền Kinh tế thế giới về khu vực Đông Á, song song cùng sự trỗi dậy của kinh tế là sự chuẩn bị ráo riết của nguồn nhân lực.

Xếp hạng giáo dục: Không nên tuyệt đối hóa một kết quả nghiên cứu nào

 Quan điểm của ông Phạm Hiệp, một nghiên cứu sinh về thương mại hoá giáo dục (Đại học Văn hoá Trung Hoa, Đài Loan) khi bàn về thứ hạng 12 của giáo dục Việt Nam. Nếu như trước kia, các trường đại học hàng đầu thế giới luôn là Ox-Bridge hoặc Havard hoặc MIT … thì nay đang có một cuộc rượt đuổi và chiếm đoạt ngôi ngoạn mục của Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á. Giờ đây, khu vực này đã trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư về kinh tế cũng như giáo dục.

Đặc biệt các nước trong khu vực đã tập trung xây dựng các trường đại học quốc tế cho Sinh viên Quốc tế đến học tập, giảng dạy bằng tiếng Anh, cơ sở vật chất giảng dạy của các trường trong khu vực này đã không còn thua kém gì các trường tiên tiến nhất trên thế giới.

Các trường đại học của Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc, Đài Loan, …đều tìm cách thu hút Sinh viên quốc tế tới học tập, họ có những chính sách được chính quyền hỗ trợ như chương trình chọn 30 trường hàng đầu của Nhật để nhằm đạt con số tiếp nhận 300.000 sinh viên quốc tế tới học. Vừa rồi chúng tôi cũng tiếp đoàn các trường của tỉnh Giang Tô Trung Quốc sang với mong muốn hợp tác, cấp học bổng cho học sinh Việt Nam sang học… Với cách làm như vậy, chỉ sau có vài năm, Trung Quốc đã có hai trường đứng thứ 33 và 38 (trường đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh) theo xếp hạng các trường Đại học trên thế giới.

Tôi đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam 9 điểm quan trọng để GDVN Hội nhập giáo dục Thế giới, trong đó phải ưu tiên hội nhập vào khu vực này. Nếu chúng ta làm khéo, Việt Nam có vị trí quan trọng nằm giao lưu giữa khu Đông Bắc Á và ASEAN – sẽ trở thành thành viên của cả hai nhóm Kinh tế và Giáo dục quan trọng này.

Xem thêm:

Hiện giờ khu Đông Bắc Á đang tiến rất nhanh, nếu chúng ta biết tận dụng sẽ tiến cùng họ để không bị tụt hậu phía sau. Phải mở hết cửa cho giáo dục, để các trường có cơ chế tự do quyết định hợp tác liên doanh với nước ngoài, tự quyết định các môn học mới nhất, mở các khóa dạy bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng các nước để thu hút sinh viên quốc tế tới học.

Rất mừng khi thấy một số trường Đại học trong nước đã tiên phong đi trước như ĐH Hutech, ĐH FPT, ĐH Quốc gia Hà Nội, đại học quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách Khoa… mong rằng nắm bắt được cơ hội này, chúng ta phải tiến nhanh hơn nữa.

Ngoài ra, phải tuyên truyền nhiều hơn nữa cho hệ thống GDVN ra nước ngoài, tham gia các hội chợ giáo dục quốc tế để lựa chọn, hợp tác liên kết giáo dục với các trường tiên tiến trên thế giới, để bằng cấp được công nhận, đặc biệt cuối năm nay Việt Nam đã gia nhập cộng đồng Asean, nếu không liên thông chương trình, bằng cấp… thì nguồn lực Việt Nam sẽ khó có thể đi đánh Nam dẹp Bắc được.

Theo giaoduc.net

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.