Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Giúp bạn phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2

0

Cập nhật vào 10/12

Bệnh tiểu đường có hai loại chính là bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Hiểu biết cơ bản nhất về sự khác nhau giữa hai loại tiểu đường này là tiểu đường type 1 là bẩm sinh thì tiểu đường type 2 là do lối sống. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa 2 bệnh này không đơn giản chỉ có vậy. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thông qua bản chất của bệnh

phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 1

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Chứng bệnh này là do cơ chế tự miễn, khi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Ở trường hợp này thì tụy của người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin nhưng không đủ.

Ngoài ra để biết thêm các dấu hiệu của bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm tại: dấu hiệu bệnh tiểu đường.

Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thông qua đối tượng mắc bệnh

Tiểu đường type 1

Trẻ nhỏ, trẻ ở tuổi vị thành niên là những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường type 1 vì chứng bệnh này là bệnh do tổn thương gen, lây bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiểu đường type 1 có biểu hiện bệnh ngay từ khi còn nhỏ và căn cứ vào đối tượng mà bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường ở trẻ vị thành niên.

Tiểu đường type 2

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 thường xảy ra ở người trung niên, xuất hiện do bệnh nhân mắc bệnh béo phì (theo những tống kê của các nhà nghiên cứu thì cứ 10 người béo phì thì có tới 9 người bị mắc bệnh tiểu đường), chế độ sinh hoạt không tốt, bệnh nhân vẫn có khả năng sản xuất insulin nhưng không đủ. Bệnh tiểu đường type 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường ở người trưởng thành.

Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thông qua nguyên nhân gây bệnh

Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 xuất hiện là do gen, virut hoặc cơ chế tự kháng thể gây nên. Do cơ thể không thể sản sinh ra unsilin, dẫn đến lượng đường huyết trong cơ thể không được ổn định vì vậy những bệnh nhân tiểu đường type 1 thường phải tiêm insulin.

Tiểu đường type 2

Những người mắc tiểu đường type 2 thường bị suy giảm chức năng thận, gây giảm tiết insulin, chức năng của insulin bị suy giảm,….

Không giống với tiểu đường type 1, bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 vẫn có khả năng sản xuất ra unsilin nhưng lại không đủ cho cơ thể hoạt động nên họ cần thường xuyên dùng thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thông qua triệu chứng của bệnh

phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 2

Tuy đối tượng cũng như nguyên nhân khác nhau nhưng về cơ bản triệu chứng của tiểu đường type 1 và type 2 có sự tương đồng.

– Người bệnh tiểu đường thường khát nước kèm theo việc đi tiểu nhiều lần.

– Bệnh nhân ăn nhiều nhưng lại rất nhanh đói và có dấu hiệu giảm cân nhanh chóng.

– Khi mắc bệnh, cơ thể không đủ chất để nuôi dưỡng da nên xuất hiệu những bệnh về da, nhiễm nấm.

– Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch nên khi xuất hiện các vết thương thường rất khó lành.

– Ngoài ra còn có các biến chứng về mắt như nhìn mờ, chân tay khô, cơ thể mệt mỏi.

Điều trị bệnh

Bệnh tiểu đường type 1 và type 2 không có cách nào trị dứt điểm được bệnh nên bạn cần phải xác định sống chung với bệnh, cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để hạn chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra.

Điều trị bệnh tiểu đường type 1

Bệnh nhân tiểu đường type 1 cần tiêm bổ sung insulin do cơ thể không thể sản xuất được insulin.

Điều trị bệnh tiểu đường type 2

Bệnh nhân có thể cải thiện việc cơ thể sản xuất insulin bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, uống thuốc hoặc bổ sung thêm insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

>> Các giai đoạn tiến triển của căn bệnh Parkinson

Được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.