Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

0

Cập nhật vào 04/01

Ngưng thở khi ngủ là một chứng bệnh thường gặp ở xã hội hiện đại. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nên điều trị chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào? 1

Nào hãy cùng daihocvietnam.edu.vn tìm hiểu bài viết sau đây nhé:

  1. Tại sao phải chữa trị sớm?

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Bệnh được mô tả là khi bệnh nhân ngủ, đường hô hấp trên bị tắc nghẽn hoàn toàn kéo dài hơn 10 giây; sự tắc nghẽn này lặp đi lặp lại nhiều lần trong giấc ngủ, khiến bệnh nhân không thể thở được và giật mình thức giấc. Về lâu dàinếu không chữa trị, bệnh sẽ đưa đến các biến chứng như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch và đột quỵ,…

Người có nguy cơ cao bị mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ là những người béo phì. Người có bất thường về đường hô hấp trên như: amidan quá phát; khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn; lưỡi lớn và dày; hàm nhỏ, ra sau; xương móng thấp hơn bình thường; người có tiền sử nghiện rượu; dùng thuốc an thần, thuốc ngủ; trong gia đình có người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ; người mắc bệnh đái tháo đường,…Ngoài ra chứng ngưng thở khi ngủ còn là biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ. Các bạn có thể tham khảo các cách điều trị rối loạn giấc ngủ.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào? 2

  1. Cách điều trị:

Có nhiều phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở lúc ngủ, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh; các bất thường của đường hô hấp và bệnh lý phối hợp. Thông thường có ba cách điều trị ngưng thở khi ngủ: thứ nhất là giảm cân, thứ hai là thở máy áp lực dươngvà thứ ba là phẫu thuật. Các phương pháp này có thể tiến hành riêng lẻ hoặc cũng có thể kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

Từ kết quả đo đa ký giấc ngủ, dựa vào chỉ số ngưng giảm thở trong một giờ, bệnh được chia thành ba mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu ở mức độ nhẹ, thông thường chỉ cần thay đổi lối sống là đủ. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng cần sự kiên trì và tỉ mỉ. Người có thể trạng béo phì cần thực hiện chế độ giảm cân nghiêm túc để duy trì cân nặng lý tưởng. Tránh các loại thức uống có cồn như: rượu, bia,… trong vòng 4 giờ trước khi ngủ. Tránh uống thuốc ngủ, nên nằm nghiêng khi ngủ. Để kiểm soát được việc nằm nghiêng, nên đính một quả bóng tennis vào chính giữa lưng áo ngủ để lúc ngủ say cũng không nằm ngửa được do vướng. Dùng thuốc nhỏ mũi để làm giảm bớt chứng nghẹt mũi nếu mắc phải.

Trường hợp ngưng thở trong lúc ngủ ở mức độ trung bình hoặc nặng, ngoài các biện pháp áp dụng cho mức độ nhẹ, bệnh nhân cần phải được điều trị bằng máy thở áp lực dương còn gọi là máy CPAP. Máy này bao gồm một thân máy có kích thước khoảng 15 cm x10 cm x5cm, chạy bằng pin để tạo ra dòng không khí có áp lực dương từ 4 cm – 20cm nước, thân máy kết nối với đường hô hấp trên của người bệnh bằng ống dẫn và một mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi miệng.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào? 3

Mỗi buổi tối, bệnh nhân sẽ đeo măt nạ và bật máy lên khi đi ngủ, dòng không khí có áp lực dương của máy thở sẽ làm các chỗhẹp hoặc tắc ở đường hô hấp trên mở ra, bệnh nhân sẽ có đầy đủ oxy cho giấc ngủ và không còn ngưng thở nữa. Máy thở áp lực dương này cần được sử dụng suốt đời. Tuy nhiêntrên thực tếvì những lý do khác nhau, nhiều bệnh nhân từ chối sử dụng máy thở CPAP hoặc đã sử dụng máy nhưng không hiệu quả. Khi đó những bệnh nhân này sẽ được xem xét về phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh.

Bệnh nhân sẽ được cho ngủ bằng thuốc để tạo ra một giấc ngủ gần giống như giấc ngủ tự nhiên ở nhà, sau đó bác sĩ tai mũi họng sẽ dùng ống nội soi mềm đưa vào đường hô hấp trên qua mũi, quan sát khoảng sau khẩu cái, sau đáy lưỡi và thanh quản để chẩn đoán vị trí tắc nghẽn và hình thái tắc nghẽn của từng vị trí,từ đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng bệnh nhân.

Thông thường các phẫu thuật điều trị ngưng thở do tắc nghẽn giúp giảm được tỉ lệ bệnh từ 40-80%. Khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật dưới gây mê toàn thân, tùy quy mô phẫu thuật mà bệnh nhân có thể nằm viện 1-5 ngày.

Nếu nghi ngờ mình mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Ngừng thở khi ngủ liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ và các rối loạn chuyển hóa. Vì thế, bạn hãy lắng nghe cơ thể để bảo vệ mình khỏi can bệnh nhiều biến chứng nguy hiểm này.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.