Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Giới thiệu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

0

Cập nhật vào 07/01

Nếu nhắc đến ngôi trường chuyên đào tạo các phóng viên, biên tập viên, những người làm công tác tuyên giáo… chắc chắn phải nhắc tới Học viên Báo chí và Tuyên truyền.

Nằm ở số 36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, ngôi trường này đã có tới 54 năm xây dựng và phát triển, đào tạo hàng chục ngàn cử nhân báo chí, biên tập…. cho lĩnh vực truyền thông và tuyên giáo của đất nước.

Lịch sử hình thành và phát triển HVBCTT

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân, Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường.

Giới thiệu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên:

  • Trường Tuyên giáo trung ương (1962- 1969)
  • Trường Tuyên huấn Trung ương (1970- 1983)
  • Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984 -2/1990) trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V
  • Trường Đại học Tuyên giáo (1990 – 3/1993)
  • Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993 đến 6/2005)
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền (6/2005 đến nay)

Là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo ở Trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên về lý luận và nghiệp vụ, đến nay Học viện trở thành một trung tâm quốc gia lớn về đào tạo giảng viên lý luận Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên truyền, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng văn hóa của đất nước.

Hiện tại Nhà trường đào tạo 29 chuyên ngành bậc đại học, 13 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Hàng năm Học viện tuyển sinh gần 1800 sinh viên chính quy tập trung và gần 2000 sinh viên chính quy không tập trung.

Tổ chức bộ máy của Nhà trường có 34 đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc gồm 18 Khoa, 03 Ban, 01 Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Văn phòng Học viện, Trung tâm Thông tin khoa học, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và 05 phòng chức năng.

Hiện nay, Học viện có gần 400 cán bộ, viên chức, trong đó 2/3 là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 23 giáo sư, phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, trên 150 thạc sĩ. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.

Với 54 năm xây dựng và phát triển,, Học viện được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương độc lập hạng nhì (1992), Huân chương Độc lập hạng nhất (2001), Huân chương Hồ Chí Minh (2007).

Giới thiệu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chung kết hoa khôi báo chí Press Beauty 2014.

Xem thêm :

–  Đại học Y Hà Nội tự hào với lịch sử 114 năm phát triển

–  Đại học Bách khoa Hà Nội: Trường được xếp hạng đứng đầu Việt Nam

–  Tìm hiểu về trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương

Các chuyên ngành đào tạo của HVBCTT

1. Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo chí đa phương tiện (mã số chuyên ngành 608)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Báo chí đa phương tiện. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

2. Ngành Xuất bản, chuyên ngành Biên tập sách
Đào tạo trình độ đại học ngành Xuất bản, chuyên ngành Biên tập sách. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Xuất bản.

Giới thiệu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chương trình “Dạ khúc tháng Tư” của khoa Xuất bản.

3. Ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Biên dịch Ngôn ngữ Anh
Đào tạo trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Biên dịch ngôn ngữ Anh. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh.

4. Ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế (mã số chuyên ngành 611)
Đào tạo trình độ đại học ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế. Sinh viên được được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Quan hệ quốc…

5. Ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại (mã số chuyên ngành 610)
Đào tạo trình độ đại học ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân
Quan hệ quốc tế.

6. Ngành Quảng cáo, chuyên ngành Quảng cáo và Marketing
Đào tạo trình độ đại học ngành Quảng cáo, chuyên ngành Quảng cáo và Marketing. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Quảng cáo .

7. Ngành Quan hệ công chúng
Đào tạo trình độ đại học ngành Quan hệ công chúng. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Quan hệ công chúng.

8. Ngành Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình (mã số chuyên ngành 606)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

9. Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử (mã số chuyên ngành 607)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

10. Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình (mã số chuyên ngành 605)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

11. Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh (mã số chuyên ngành 604)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

12. Ngành Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí (mã số chuyên ngành 603)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

13. Ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in (mã số chuyên ngành 602)
Đào tạo trình độ đại học ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Báo chí.

14. Ngành Xã hội học
Đào tạo trình độ đại học ngành Xã hội học. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Xã hội học .

15. Ngành Công tác xã hội
Đào tạo trình độ đại học ngành Công tác xã hội. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Công tác xã hội .

16. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội (mã chuyên ngành 532)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Chính trị học.

17. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Khoa học quản lý nhà nước (mã số chuyên ngành 537)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Khoa học quản lý nhà nước. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Chính trị học.

18. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển (mã số chuyên ngành 535)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Chính trị học.

19. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công (mã số chuyên ngành 536)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Chính trị học .

20. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển (mã số chuyên ngành 531)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Chính trị học .

21. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Giáo dục lý luận chính trị (mã số chuyên ngành 534)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Giáo dục lý luận chính trị. Sinh viên được miễn học phí trong toàn khóa học, được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân…

22. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý văn hóa – tư tưởng (mã số chuyên ngành 530)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý văn hóa – tư tưởng. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Chính trị học.

23. Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
Đào tạo trình độ đại học ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

24. Ngành Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh (mã số chuyên ngành 533)
Đào tạo trình độ đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh viên được miễn học phí trong toàn bộ khóa học, được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân…

25. Ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đào tạo trình độ đại học ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh viên được miễn học phí trong toàn bộ khóa học, được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử…

26. Ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế (mã số chuyên ngành 527)
Đào tạo trình độ đại học ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Kinh tế .

27. Ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác – Lênin (mã số chuyên ngành 526)
Đào tạo trình độ đại học ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Sinh viên được miễn học phí trong toàn bộ khóa học, được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Kinh tế.

28. Ngành Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (mã số chuyên ngành 525)
Đào tạo trình độ đại học ngành Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. Sinh viên được miễn học phí trong toàn bộ khóa học, được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân…

29. Ngành Triết học, chuyên ngành Triết học Mác – Lênin (mã số chuyên ngành 524)
Đào tạo trình độ đại học ngành Triết học, chuyên ngành Triết học Mác – Lênin. Sinh viên được miễn học phí trong toàn bộ khóa học, được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Triết…

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.