Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Giảng dạy môn giáo dục công dân – làm sao để tránh rời xa thực tế

0

Cập nhật vào 17/05

Giáo dục công dân thực chất là môn học dạy về đạo đức cong người nhưng lại thường không được coi trọng ở các trường học hiện nay. Ở bậc THPT, môn học này luôn bị coi là môn phụ, học sinh rất ít quan tâm và chỉ học qua loa, đại khái cho xong. Nhưng cơ bản vẫn là cách giảng dạy của các thầy cô khiến môn học này càng không được học sinh coi trọng.

GDCD –  giáo dục đạo đức làm người cho học sinh

Những người làm thầy sẽ phải hiểu được giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất quan trọng như thế nào. Dạy đạo đức chính là dạy các em cách làm người tốt, người có ích. Vậy nên đừng coi nhẹ việc dạy GDCD ở bậc THPT.

Bởi thông qua bộ môn này, các em học được tiếp cận với những bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế … giúp bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất tốt, năng lực nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Nội dung chủ yếu của môn GDCD là giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Nội dung môn học định hướng việc giáo dục học sinh về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng. Qua đó, hình thành cho các em thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nội dung của môn học này còn là học vấn phổ thông về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực, có ý nghĩa định hướng nghề nghiệp sau THPT của học sinh.

Ngoài ra, còn gắn với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kĩ năng sống, giúp các em có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong các quan hệ kinh tế và pháp luật.

Môn GDCD cần được coi trọng hơn với các trường học

Môn GDCD cần được coi trọng hơn với các trường học

Giáo viên cần phải làm gì để GDCD không nhàm chán và không rời xa thực tế?

Chú trọng chuẩn bị nội dung bài giảng

Nội dung bộ môn GDCD phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn.  Chú trọng tích hợp nhiều nội dung giáo dục cơ bản, thiết thực trong nội dung bài giảng về giá trị sống, kỹ năng sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế để truyền đạt tới học sinh.

Giáo dục những chủ để cần thiết như: quyền trẻ em, giáo dục môi trường, bình đẳng giới, sức khoẻ vị thành niên, phòng chống ma tuý, phòng tránh HIV/AIDS, giáo dục tài chính,… Những nội dung này có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh hiện tại và sau này. Đồng thời, nó cũng gắn liền với các sự kiện thời sự trong đời sống xã hội của địa phương, đất nước và thế giới.

Xây dựng nội dung bài giảng theo hướng mở, nghĩa là không quy định nội dung dạy học chi tiết cho từng bài học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt được.

Giáo viên là người định hướng bài học cho học sinh

Giáo viên là người định hướng bài học cho học sinh

Minh chứng cụ thể những điều mình nói

Nhiều người cho GDCD là môn học lý thuyết suông nhưng không phải vậy. Tinh thần mà môn học này muốn mang đến rất thực tế, rất gần gũi với học sinh.

Đây là môn học giúp định hướng sự phát triển về tinh thần, đạo đức của học sinh. Đó là những nhận thức về tình cảm, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Đó là năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân chủ yếu từ góc độ kinh tế, pháp luật.

Đồng thời, hướng các em rèn luyện kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đổi mới cách truyền đạt kiến thức

Giáo viên nên thay đổi cách giảng dạy truyền thống bằng những phương pháp mới, hiện đại phù hợp nhu cầu tâm lý của học sinh. Nên hướng học sinh vào những hoạt động khám phá, phân tích, khai thác các thông tin và tìm cách xử lý các tình huống thực tiễn, các trường hợp điển hình.

Bài giảng cần tăng cường sử dụng các tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng từ thực tế cuộc sống xung quanh để học sinh cảm thấy gần gũi với đời sống. Qua đó, đưa ra những phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả.

Chú trọng việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm để các em tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Từ đó có thể hiểu và phát triển kĩ năng, thái độ tích cực, tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

Dạy GDCD cần sự tâm huyết và sáng tạo

Dạy GDCD cần sự tâm huyết và sáng tạo

Không ngừng đổi mới hình thức dạy học

Chú trọng đổi mới hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả đến với học sinh. Tổ chức các hoạt động dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, hoạt động dạy học ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường.

Nên tổ chức nhiều các hoạt động sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, công tác đoàn, đội để học sinh rèn tính đoàn kết và làm việc tập thể. Đưa ra những tình huống bất ngờ từ thực tiễn cuộc sống để yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề. Qua đó, giúp học sinh được tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong cuộc sống, đối mặt với các tình huống cụ thể của đời sống.

Đánh giá khả năng tiếp thu bằng cách mới

Ngoài việc kiểm tra khả năng tiếp thu bài học trong qua bài kiểm tra vấn đáp, tự luận thì giáo viên có thể áp dụng những hình thức đánh giá mới như: cho học sinh viết bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,… để các em được làm việc thực sự.. Qua đó, đánh giá được thái độ và hành vi ứng xử của học sinh.

Để môn GDCD không nhàm chán và thực sự hữu ích với học sinh thì chính giáo viên cũng cần phải nhìn nhận đúng được vai trò quan trọng của môn học này. Từ nhận thức đúng sẽ có hành động đúng.

Chắc chắn, với một người thầy tâm huyết thì sẽ luôn tìm được những giải pháp thực sự tốt và thích hợp nhất với học trò của mình. Để môn học này trở nên ý nghĩa, là bộ môn đặc biệt, giáo dục các em không chỉ kiến thức mà còn giáp dục cách làm người.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.