Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

9 kỹ năng học đại học dành cho các bạn tân sinh viên

0

Cập nhật vào 23/03

Ngoài sự cố gắng nỗ lực, đầu tư về thời gian, công sức thì sinh viên cần có những kỹ năng để có thể tiếp thu tốt được các chương trình bậc đại học. Bài viết dưới đây daihocvietnam.edu.vn xin giới thiệu đến bạn 9 kỹ năng học đại học dành cho các bạn tân sinh viên.

Có nhiều bạn học sinh học THPT rất tốt, nhưng khi bước vào môi trường đại học thì sức học sụt giảm, một phần do thay đổi môi trường, một phần do không sắp xếp được thời gian học, thời gian nghỉ, cách học hiệu quả. Dưới đây là một số kinh nghiệm học tập dành cho các bạn sinh viên.

Kỹ năng xây dựng thời gian biểu cụ thể

Bạn phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo của trường để lập thời gian biểu cụ thể trong tuần, trong tháng, trong kỳ học,… giúp mình có kết quả học tập tốt nhất. Tuy nhiên cũng cần có sự linh động để thay đổi thời gian biểu trong những hoàn cảnh cụ thể để hợp lý với thời gian và sức khỏe của bản thân.

Kỹ năng xây dựng thời gian biểu cụ thể

Kỹ năng học tập trên lớp

Để học tập tốt ở đại học, trước tiên bạn phải có kỹ năng nghe giảng trên lớp. Khi nghe giảng bạn phải có cho mình sự tập trung cao nhất.

Bên cạnh đó là kỹ năng ghi chép bài, hãy rèn luyện cho bản thân khả năng viết tốc kí, viết có chọn lọc và khả năng phản biện ngay cả khi đang ghi chép.

Kỹ năng tự học ở nhà

Môi trường đại học đề cao tinh thần tự học. Bạn cần có một không gian tự học yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tuy nhiên đừng là sự im lặng đến đáng sợ. Đồng thời cũng cần sắp xếp khoảng thời gian cố định và tạo cho mình thói quen học theo kế hoạch thời gian đó.

Kỹ năng học nhóm

Quá trình học nhóm đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn. Mọi người cùng nhau trao đổi, tranh luận, giải bài tập, đặt ra câu hỏi cùng nhau giải quyết từ đây sẽ phát huy được năng lực của từng cá nhân và giúp mỗi người đạt kết quả tốt hơn.

Kĩ năng ghi nhớ tốt

Trí nhớ tốt chính là điều kiện cần nếu bạn muốn có một kết quả học tập tốt tại bậc đại học. Nếu muốn có một trí nhớ tốt, bạn phải rèn luyện cho mình những thói quen tích cực như: khi đến trường kiểm tra sách vở, ghi chép tích cực, luôn động não suy nghĩ, không ỷ lại, ghi giấy nhớ, quan sát,…

Khi có một trí nhớ tốt bạn sẽ nhớ được kiến thức và hệ thống hóa kiến thức tốt hơn, giảm được thời gian học tập đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả trong công việc của tất cả mọi người.

Kỹ năng đọc sách

Với lượng kiến thức phải tiếp thu tương đối nhiều nên việc đọc sách là điều bắt buộc đối với sinh viên vì vậy bạn cần lựa chọn cho mình những cuốn sách thật sự hữu ích.

Kỹ năng đọc sách

Ngoài ra cần lựa chọn cho bản thân những phương pháp đọc sách nhanh và có hiệu quả. Hãy dùng các loại bút để đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại.

Kỹ năng giải tỏa stress

Stress chính là tác nhân chính gây ra tình trạng học tập sa sút của đại bộ phận sinh viên hiện nay. Nếu không có sự chuẩn bị tốt về các mặt của đời sống và học tập, có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng này. Trước tiên hãy rèn luyện cho mình lối suy nghĩ tích cực, khi đã bị stress hãy loại bỏ nó bằng việc nghỉ ngơi thư giãn như gặp gỡ bạn bè, đi dạo, nghe nhạc, chơi thể thao,…

Bạn cũng cần sắp xếp hợp lý, cân bằng các hoạt động trong cuộc sống để có thể ngăn ngừa và vượt qua stress. Hãy làm chủ và điều khiển được các hoạt động theo thứ tự ưu tiên về mục tiêu, tầm quan trọng, thời gian, nội dung, phương pháp.

Phát triển mối quan hệ với bạn bè, giảng viên

Ngoài việc học tập bạn cũng cần trau rồi cho mình những kỹ năng mềm thông qua các hoạt động trường lớp với bạn bè và có sự giao tiếp với giảng viên, điều này sẽ giúp bạn có thành tích tốt hơn và tạo ra một môi trường học tập tích cực hơn.

Phát triển mối quan hệ với bạn bè, giảng viên

Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra

Những bài kiểm tra, kỳ thi sẽ phản ánh quá trình học tập của bạn liệu có hiệu quả hay không. Bạn phải xác định các tài liệu liên quan để ôn tập, sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập.  Ngoài ra cũng cần sự phân chia thời gian ôn thi hợp lí, không nên để tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Trong khi làm bạn nên lựa chọn những bài dễ, chắc chắn đúng làm trước, bài khó, phân vân làm sau.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.