Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Dạy con bằng roi vọt: Nên hay không nên?

0

Cập nhật vào 04/01

Cha mẹ có rất nhiều hình thức để trách phạt con khi con làm sai, trong đó sử dụng bạo lực để răn đe trẻ là cách làm rất thường được sử dụng, nhưng lại để lại hậu quả và tổn thương tinh thần lớn cho trẻ.

Người xưa thường có câu Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, nói rằng muốn dạy trẻ người lớn cần nghiêm khắc chỉ bảo, đôi khi cần phải sử dụng đến đòn roi. Tuy nhiên, sử dụng roi vọt để dạy trẻ cần phải lường trước hết những hậu quả gây nên tổn thương cho bé.

Dùng roi vọt quá nhiều sẽ làm tổn thương bé

Dùng roi vọt quá nhiều sẽ làm tổn thương bé

Việc sử dụng roi vọt thực chất chỉ để bé sợ mà nghe lời cha mẹ, quan trọng là cha mẹ cần có những phương pháp dạy trẻ đúng đắn, hãy để cho bé hiểu được bé sai ở đâu để hành vi tái phạm không diễn ra.

Bài viết dưới đây, daihocvietnam.edu.vn sẽ chia sẻ những nhận định về việc dùng roi vọt trong việc giáo dục trẻ.

Sử dụng roi vọt để răn đe sao cho phù hợp?

Như đã nói, sử dụng đòn roi chỉ mang tính răn đe nhất định, đó không phải cách để dạy trẻ, chính vì vậy, hãy tùy thuộc vào mức độ và từng độ tuổi khác nhau mà cha mẹ dạy trẻ bằng roi, nhưng tuyệt đối không được tổn hại đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Nếu cha mẹ sử dụng đòn roi ở mức độ nhẹ và không thường xuyên sẽ hạn chế những mặt tiêu cực tác động lên trẻ, trẻ sẽ không bị tổn thương về tinh thần và cơ thể.

Đòn roi ngay từ đầu để bé biết rằng việc của bé làm là sai, bé sẽ phải chịu phạt là bị đánh đau khi làm ra việc đó, nhiều bé nghịch ngợm, không chịu nghe lời, bướng bỉnh thì việc dùng đòn roi ban đầu có thể là phương pháp, nhưng ngay sau đó nên giải thích cặn kẽ để bé hiểu hành động sai trái của mình. Cha mẹ hãy sử dụng đòn roi dừng ở mức độ cảnh cáo nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ sẽ ý thức được việc làm nào là không đúng, việc làm nào là sai, nhất là trẻ từ 1 – 3 tuổi, độ tuổi này trẻ còn chưa hiểu biết và hay tò mò với mọi thứ xung quanh, bắt đầu trở nên nghịch ngợm.

Bé bị tổn thương tâm lý dưới hình phạt đòn roi

Bé bị tổn thương tâm lý dưới hình phạt đòn roi

Giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng, bé bắt đầu hình thành nên tính cách, nhận thức rõ rệt và có thể kiểm soát hành vi của mình, cha mẹ sử dụng đòn roi ở mức độ có thể chấp nhận được sẽ có tác dụng tốt, hướng cho bé đi vào khuôn khổ, hiểu  rõ đúng sai.

Có thể bạn quan tâm: Nếu bạn có con đang học cuối cấp 3, chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học quan trọng, bạn muốn chọn gia sư tốt cho con, hãy tham khảo chia sẻ 10 bí quyết lựa chọn gia sư cho học sinh ôn thi cuối cấp.

Những tác hại khi lạm dụng đòn roi

Nhiều cha mẹ khi con hư hoặc làm gì sai trái sẽ không kiềm được tức giận, vì vậy mà không kiểm soát được bản thân, không biết điểm dừng khi đánh con. Nhiều cha mẹ dùng đòn roi với mật độ sử dụng và cường độ ngày càng cao, thậm chí lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ trong suốt quãng thời gian phát triển và trưởng thành.

Những hành động dùng roi đánh thân thể con, chỉ cần cha mẹ nóng giận thiếu kiềm chế có thể quá mạnh tay mà lằn lên những vết thương, thậm chí rỉ máu không chỉ gây tổn thương về thể xác mà còn khiến con hoảng sợ, gây ra nỗi đau về mặt tinh thần.

Bé sẽ bướng bỉnh nếu bị phạt quá nhiều

Bé sẽ bướng bỉnh nếu bị phạt quá nhiều

Tâm lý trẻ bị tổn thương: những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ dạy bằng roi vọt tính cách sẽ trở nên chai lì, tự ti, hay sợ hãi, thậm chí bị tổn thương lớn. Nhiều trẻ bị ám ảnh khi bị đánh bởi roi vọt, tính cách sẽ lầm lì, bướng bỉnh, thu mình và có xu hướng bạo lực khi trưởng thành.

Trí thông minh tụt giảm: Khi so chỉ số IQ của những trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh với những đứa trẻ khác, các chuyên gia trong ngành cho rằng các bé bị đánh có chỉ số IQ thấp hơn nhiều. Phương pháp giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng tư duy của não bộ của trẻ.

Sử dụng roi vọt không phải là cách giáo dục trẻ một cách đúng đắn và hiệu quả, thậm chí nếu dùng không đúng cách có thể mang lại hậu quả nặng nề. Chính vì vậy, cha mẹ thay vì thường xuyên nóng giận, quát mắng và sử dụng đòn roi để dạy dỗ trẻ, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rõ hành vi đúng sai, những tấm gương tốt đáng học tập để trẻ tự ý thức, chủ động nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ để con nhận ra được và cố gắng sửa chữa mình.

Bài viết được tổng hợp và chia sẻ bởi https://giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-12.html.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.