Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Các ngành học nổi bật tại Học viện Báo chí Tuyên truyền

0

Cập nhật vào 04/01

Học viện báo chí tuyên truyền là một trong những trường đào tạo về nghề báo tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Cùng tìm hiểu về các ngành học nổi bật tại Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Với tính ưa khám phá, yêu thích việc đi lại, không ngại khó khăn thì lựa chọn học nghề báo là một điều hết sức đúng đắn. Tuy là một nghề khó khăn, tuy nhiên bạn sẽ được trải qua rất nhiều điều thú vị, được thể hiện bản thân trong công việc. Bên cạnh đó bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người nổi tiếng, những người mà trước giờ bạn chỉ có thể gặp họ qua tivi, internet.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962. Hiện nay, Học viện có gần 400 cán bộ, viên chức, trong đó 2/3 là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 23 giáo sư, phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, trên 150 thạc sĩ. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.

Sau đây là các ngành học nổi bật mà Học Viện Báo chí tuyên truyền đang đào tạo.

Ngành Báo chí

Dĩ nhiên nói đến học việc báo chí thì không thể không nhắc đến ngành báo chí được. Thời gian đào tạo của ngành học là 4 năm. Chương trình toàn khóa gồm 180 đơn vị học trình (ĐVHT) chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 ĐVHT) và Giáo dục quốc phòng (4 tuần – 165 tiết). Sau khi tốt nghiệp ngành báo chí của trường, bạn có thể được nhận vào làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình, các tập đoàn, công ty truyền thông, làm cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng. Công việc chính là phóng viên, biên tập viên.

Học viện báo chí tuyên truyền là cái nôi của nghề làm báo toàn miền Bắc

Học viện báo chí tuyên truyền là cái nôi của nghề làm báo toàn miền Bắc

Ngoài kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo bài bản thì sinh viên học trong ngành còn được trang bị đầy đủ về tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức chuyên sâu về chuyên ngành. Đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu.

Nếu bạn là người yêu thích sư phạm, có thể tham khảo thêm về những ngành Hot của trường ĐHSPHN tại: Các ngành học nổi bật tại Đại học Sư phạm Hà Nội

Quay phim truyền hình

Theo học chuyên ngành quay phim truyền hình với thời gian đào tạo 4 năm, bạn phải trải qua  chương trình toàn khóa gồm 175 đơn vị học trình (ĐVHT) chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 ĐVHT) và Giáo dục quốc phòng (4 tuần – 165 tiết).

Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể làm việc tại các cơ quan báo chí, nhất là hệ thống các đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia công tác tại các cơ quan có liên quan đến nghề báo như:  các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội…

Ngôn ngữ Anh

Chương trình đào tạo của ngành ngôn ngữ Anh, học viện báo chí và tuyên truyền được thiết kế dựa vào các quy định chung của bộ giáo dục đào tạo. Đồng thời cũng được xét đến các tính chất đặc thù của chuyên ngành truyền thông. Cùng với đó là nhu cầu công việc ngoài xã hội.

Ngoài làm báo, trường cũng đào tạo thêm rất nhiều ngành nghề khác

Ngoài làm báo, trường cũng đào tạo thêm rất nhiều ngành nghề khác

Sau khi ra trường, sinh viên của ngành có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Biên tập chương trình cho các ban Thế giới, Quốc tế thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí; MC truyền hình; Phiên dịch viên, trợ lý phụ trách các vấn đề về Báo chí truyền thông cho các cơ quan.

Quan hệ công chúng và quảng cáo

Đây là cơ sở đầu tiên của cả nước đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trong ngành quan hệ công chúng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng và quảng cáo có thể trở thành nhà tư vấn truyền thông, chuyên viên PR phụ trách các công việc như phát ngôn, quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh của tổ chức. Tổ chức các hoạt động truyền thông đối nội nhằm duy trì mối quan hệ với công chúng trong và ngoài tổ chức tại các bộ, ngành, các sở ngoại vụ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan báo chí và truyền thông.

Bạn có thể tham khảo thêm về các chuyên ngành đào tạo của Học viện Báo chí tuyên truyền ở dưới đây:

1. Triết học.

  • Triết học Mác – Lênin

2. Kinh tế. – Quản lý kinh tế

  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  • Kinh tế và Quản Lý

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Giáo dục lý luận chính trị

4. Lịch sử Đảng.

  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

5. Xây dựng Đảng.

  • Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

6. Chính trị học.

  • Chính trị phát triển
  • Chính sách công

7. Tuyên truyền.

  • Quản lý văn hóa – tư tưởng
  • Văn hóa phát triển

8. Báo chí.

  • Báo in
  • Ảnh báo chí

9. Quan hệ công chúng

  • Quảng cáo
  • Quan hệ công chúng
  • Quảng cáo và Marketing

10. Phát thanh – Truyền hình.

  • Báo truyền hình
  • Báo phát thanh
  • Báo mạng điện tử
  • Quay phim truyền hình
  • Báo chí đa phương tiện

11. Quan hệ Quốc tế.

  • Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế
  • Thông tin đối ngoại

12. Xuất bản.

  • Biên tập xuất bản

13. Xã hội học.

  • Xã hội học
  • Công tác xã hội

14. Nhà nước – Pháp luật.

  • Quản lý xã hội
  • Khoa học quản lý nhà nước

15. Tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh

16. Ngoại ngữ.

  • Biên dịch Ngôn ngữ Anh

17. Kiến thức giáo dục đại cương.

  • <Không đào tạo chuyên ngành>

18. Tâm lý giáo dục và nghiệp vụ sư phạm.

  • <Không đào tạo chuyên ngành>

Thông tin nội dung bài viết được tổng hợp bởi daihocvietnam.edu.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.