Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những công việc làm thêm hấp dẫn cho sinh viên ngành y khoa

0

Cập nhật vào 19/09

Sinh viên ngành y khoa có thể lựa chọn một số công việc làm thêm hấp dẫn để tích lũy kinh nghiệm như bán thuốc tại các nhà thuốc, điều dưỡng, trình dược viên…

1. Lợi ích khi sinh viên đi làm thêm

Tự lập về tài chính

Đại đa số sinh viên chưa phải lo đến vấn đề tài chính do được bố mẹ, người thân… hỗ trợ. Nếu đi làm thêm bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập nữa để trang trải cuộc sống, mua sách báo, tài liệu tham khảo… Khi được tiêu những đồng tiền do chính mình vất vả kiếm ra bạn sẽ thấy những “giá trị” khác so với tiền bạn được cho. Từ đây, bạn cũng sẽ biết trân trọng hơn sức lao động của bản thân và của bố mẹ, người thân của bạn. Và biết đâu, với số tiền bạn kiếm và tích lũy được, bạn sẽ có thể có cơ hội đầu tư để sinh lời hay biết cách lập kế hoạch tài chính ngắn hạn – dài hạn cho riêng mình… Đối mặt sớm với tài chính, bạn sẽ trưởng thành hơn mỗi ngày để khi rời khỏi giảng đường bạn có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.

Tăng trải nghiệm thực tế cuộc sống

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink chia sẻ, từ sách vở đến thực tế cuộc sống cách nhau một đoạn không nhỏ. Là sinh viên, có nghĩa bạn đã trên 18 tuổi. Những mơ mộng vẫn còn nhưng đừng nên ở quá xa mặt đất bạn nhé. Đi làm thêm, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống quanh bạn. Thế giới quan của bạn sẽ mở rộng hơn, thay vì chỉ nhìn thấy toàn “màu hồng”. Bạn sẽ thấy những mặt khác của cuộc sống, thậm chí cả những mặt trái xấu xí. Bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người, nhiều việc hơn. Những trải nghiệm này sẽ giúp bạn tích lũy vô số kỹ năng mềm cần thiết và tâm lý cũng trở nên vững vàng hơn.

Mở rộng các mối quan hệ

Đi làm thêm, các mối quan hệ của bạn không còn gói gọn trong phạm vi nhà trường, gia đình. Bạn sẽ gặp nhiều người khác nhau, có các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, sếp, khách hàng… Tùy từng môi trường làm thêm mà bạn tiếp xúc với những người như thế nào. Trong đó sẽ có người giúp đỡ hỗ trợ bạn, hoặc có người lợi dụng bạn, chèn ép bạn… Từ đó, bạn sẽ học được cách nhìn người, phân biệt tốt xấu và cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân.

Thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở, đi làm thêm sẽ khiến cho cuộc sống của bạn phong phú hơn, giúp bạn trở nên năng động hơn. Giao tiếp với nhiều người, nhìn thấy nhiều điều mới mẻ, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống với góc nhìn đa chiều sẽ giúp bạn hiểu biết và tự tin hơn.

Biết cách quản lý quỹ thời gian

Bạn vẫn đang ngồi trên giảng đường, làm thêm chỉ là bước một bước nhỏ vào cuộc sống thôi. Trọng điểm, hay mục tiêu số một của bạn vẫn là việc học. Vì vậy, bạn bắt buộc phải sắp xếp thời gian biểu của mình khoa học, hợp lý để đảm bảo việc học, lại có thể đi làm thêm. Việc sắp xếp thời gian biểu khoa học lúc này giúp rèn luyện tư duy của bạn, giúp bạn quản lý quỹ thời gian ít ỏi của mình sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với bạn. Sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học còn giúp bạn đảm bảo sức khỏe để học tập và làm việc.

Biết vận dụng lí thuyết vào thực tế

Nếu công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành bạn đang học thì là một cách tuyệt vời để vận dụng lý thuyết vào thực tế. Điều đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc học của bạn.

Có thêm kinh nghiệm và làm đẹp CV

Kinh nghiệm là điều tất nhiên bạn sẽ có được đi làm thêm khi vẫn còn ngồi trên giảng đường. Quá trình này sẽ mang đến cho bạn vô số kinh nghiệm từ cách giao tiếp ứng xử thông thường, cho đến kiến thức chuyên sâu, chi tiết các vụ việc cụ thể…

Có kinh nghiệm sẽ là lợi thế của bạn trước nhà tuyển dụng. Trong CV của bạn, ở mục kinh nghiệm, thay vì trắng trơn thì bạn có thể tự tin liệt kê ra vô số kinh nghiệm bạn đã thực sự trải qua khi vẫn còn là sinh viên. Những dòng kinh nghiệm đó sẽ làm CV của bạn “đẹp” hơn và được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Và biết đâu đấy, trong quá trình làm thêm, sự xuất sắc của bạn chinh phục nhà tuyển dụng, và chỉ đợi tốt nghiệp, bạn sẽ có được công việc chính thức mà không cần phải trải qua giai đoạn thử việc.

2. Các công việc làm thêm dành cho sinh viên ngành Y khoa

Bán thuốc tại các tiệm thuốc

Sinh viên thuộc ngành y khoa có thể lựa chọn việc bán thuốc tại các nhà thuốc để làm thêm. Công việc này tương đối nhàn, sinh viên sẽ bán thuốc theo đơn mà bệnh nhân đã được bệnh viện, bác sĩ kê đơn.

Bán thuốc là công việc làm thêm nhiều sinh viên chọn lựa
Bán thuốc là công việc làm thêm nhiều sinh viên chọn lựa

Ngoài ra sinh viên cần tư vấn cho bệnh nhân về chức năng công dụng của các loại thuốc, cách uống thuốc như thế nào cho hợp lí. Công việc này sẽ giúp sinh viên có thể nhận biết các loại thuốc một cách nhanh nhạy, biết được các công dụng của các loại thuốc, kinh nghiệm chăm sóc khách hàng.

Điều dưỡng tại bệnh viện

Sinh viên có thể xin làm thêm ở bệnh viện, viện dưỡng lão hoặc làm tại nhà những bệnh nhân có yêu cầu chăm sóc để phục hồi sức khỏe. Công việc này sẽ giúp sinh viên tiếp xúc với người bệnh, biết cách chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

Điều dưỡng tại bệnh viện
Điều dưỡng tại bệnh viện

Công việc bao gồm các việc như cho người bệnh uống thuốc, truyền dịch, vệ sinh, chăm sóc chế độ dinh dưỡng, tập luyện vận động cơ thể. Đây là một công việc tương đối hấp dẫn bởi thu nhập đem lại tương đối cao mà sinh viên có thể có kinh nghiệm cho công việc của mình sau này.

Gia sư tại nhà

Điểm đầu vào các sinh viên thuộc ngành y khoa thường rất cao ở bộ môn khối B (Toán – Hóa – Sinh). Sinh viên có kiến thức chắc chắn có thể xin làm gia sư để dạy các em học sinh tiểu học, trung hoặc hoặc ôn thi luyện đại học.

Công việc gia sư khá nhàn mà thu nhập tương đối cao. Trung bình 150 nghìn/ ca (2 tiếng), cao hơn rất nhiều so với các công việc như phục vụ quán cà phê, phát tờ rơi, bán quần áo… Nếu dạy lâu có kinh nghiệm thì mức lương sẽ lên tới 200- 250 nghìn/ ca.

Sinh viên có thể làm gia sư
Sinh viên có thể làm gia sư

Dạy gia sư giúp sinh viên có thêm thu nhập kha khá để trang trải chi phí học tập, mặt khác sinh viên cũng có thể nâng cao các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, tính kiên nhẫn…

Trình dược viên các loại thuốc

Sinh viên ngành y khoa có thể chọn công việc trình dược viên để làm thêm, người làm công việc này sẽ làm cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất thuốc. Hiểu một cách đơn giản thì trình dược viên chính là những người môi giới thuốc, giới thiệu các loại thuốc mới (cách dùng, công dụng…) tới các quầy thuốc, nhà thuốc, bác sĩ.

Để làm công việc này thì sinh viên cần phải có khả năng nắm bắt thông tin tốt về thị trường, khách hàng, biết xây dựng mối quan hệ tới khách hàng, đưa hình ảnh công ty đến khách hàng, truyền thông sản phẩm đến người tiêu dùng…

Trình dược viên là một nghề làm thêm hấp dẫn
Trình dược viên là một nghề làm thêm hấp dẫn

Trình dược viên là một nghề cạnh tranh, để có thể bán hàng trong lĩnh vực dược thì sinh viên cần hội tụ các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sales, marketing. Trình dược viên không chỉ là một chuyên gia về thuốc mà còn là một nhân viên kinh doanh trong ngành dược phẩm, luôn cần cập nhật thuốc mới để hướng dẫn bác sĩ kê đơn cho người sử dụng.

Cộng tác viên chuyên mục Sức khỏe cho các báo/website

Sinh viên thuộc khối ngành Y khoa thường có nhiều kiến thức sâu rộng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, am hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị, phòng tránh các loại bệnh.

Bởi vậy sinh viên ngành này có thể làm cộng tác viên viết bài chuyên mục sức khỏe cho các website hoặc cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử. Tùy chất lượng bài viết, số lượng từ mà giá bài có sự khác nhau. Sinh viên sẽ được giao chủ đề, đề tài để viết, lên các ý quan trọng trong bài hay có thể là người giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân thông qua những chuyên mục như Hỏi đáp sức khỏe.

Cộng tác viên chuyên mục Sức khỏe cho các báo/website
Cộng tác viên chuyên mục Sức khỏe cho các báo/website

Đối với công việc liên quan đến viết lách thì cũng đòi hỏi sinh viên ngành Y khoa cần phải có khả năng viết lách, diễn đạt tương đối ổn, mạch lạc.

Bạn có thể tham khảo thêm: 12 công việc làm thêm dễ có thu nhập dành cho sinh viên

2. Những điều bạn cần biết khi làm thêm

Biết cân đối thời gian hiệu quả

Điều cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp hợp lý thời khóa biểu giữa việc học và đi làm. Có không ít bạn trẻ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học.

Mặt khác lựa chọn việc làm thêm cũng cần dựa trên yếu tố sức khỏe, làm công việc nặng nhọc sẽ dễ khiến cơ thể mệt mỏi, ốm yếu thường xuyên.

Biết cân đối việc kiếm tiền và tích lũy kinh nghiệm

Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,… và đủ thứ “tiền tiền và tiền” khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn.

Chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn việc học tập tốt luôn là ưu tiên quan trọng nhất và mục đích chính của việc đi làm thêm là để kết quả học tập tốt hơn.

Kết luận: Làm thêm là việc hết sức cần thiết đối với sinh viên ngành Y khoa nói riêng và sinh viên các ngành khác nói chung. Bạn hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình công việc làm thêm phù hợp để tích lũy được nhiều tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng để phục vụ công việc sau này được tốt nhất.

Tác giả Phù Thủy
Xin chào mọi người, mình là Phù Thủy, mình có đam mê với đồ ăn và đi du lịch khám phá khắp nơi. Sở thích của mình viết bài về nội thất và gia đình. Hiện tại mình đang chịu trách nhiệm viết bài cho trang nội thất Đức Khang, các bài viết đều được mình tổng hợp biên tập lại từ những nguồn uy tín về nội thất. Mình đang viết 1 series bài về nội thất văn phòng tại noithatduckhang.com,các bạn ủng hộ mình nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.