Cập nhật vào 04/01
Hiện nay, vấn đề việc làm là chủ đề quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những cử nhân, kỹ sư mới ra trường. Vậy học ngành gì dễ xin việc, lương cao?
Trước khi lựa chọn thi vào một ngành nghề gì đó, chắc chắn bạn đã phải đặt câu hỏi: Học ngành gì dễ xin việc làm khi ra trường? Hay ngành học dễ xin việc nhất trong những năm tới là gì?,… Và từ đó, tìm hiểu các cơ hội việc làm của những nghề nghiệp bạn dự định thi hoặc thi vào những ngành nào dễ xin việc nhất khi ra trường,…
Lựa chọn ngành học với khối A, A1
Học gì dễ xin việc với khối A, A1? Khi theo học khối này bạn có thể chọn lựa các ngành nghề sau cơ hội việc làm khá cao:
Nhóm ngành điện, điện tử
Tốt nghiệp nhóm ngành điện – điện tử bạn có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Hoặc sinh viên ra trường cũng có thể làm việc ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng,…
Nhóm ngành xây dựng
Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư xây dựng, bạn có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng.
Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường,…

Công việc nhóm ngành xây dựng trong văn phòng như chuyên viên, nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công.
Các công việc này được đánh giá là mang lại thu nhập khá ổn định, công việc lâu dài. Vậy nên đây cũng là một trong số các ngành nghề đang rất được chú ý hiện nay.
Nhóm ngành công nghệ thông tin
Học công nghệ thông tin bạn có thể trở thành một lập trình viên, một nhà quản trị mạng, bảo mật thông tin hay phát triển web, Media,…
Nhóm ngành này có vẻ còn rất mới lạ với thị trường việt nam trong những năm qua. Song đây là một trong những ngành rất có tiềm năng trong tương lai hội nhập phát triển thương mại điện tử cùng thế giới.
Xem thêm: Khối A học ngành gì dễ xin việc nhất hiện nay?
Lựa chọn ngành học với khối B
Học ngành gì dễ xin việc nhất khi học khối B? Đáp án là bạn có thể lựa chọn các ngành y dược nếu năng lực học tốt hoặc thấp hơn bạn có thể lựa chọn nông – lâm – ngư nghiệp.
Y dược
Ngành học dễ xin việc lương cao – y dược
Với hàng loạt các bệnh viện, phòng khám được mở ra trong thời gian tới thì vấn đề việc làm trong ngành y dược không còn là vấn đề lo ngại. Hơn nữa theo học ngành này ra trường bạn sẽ co ngay công việc ổn định cùng với mức lương khá ổn định nhé
Ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Nhóm ngành này có rất nhiều ngành khác nhau như quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, khoa học cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,…
Không như các bạn nghĩ về nhóm ngành này, sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc, bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu và chế tạo.
Tham khảo: Khối B nên học ngành gì dễ xin việc nhất hiện nay?
Lựa chọn ngành học với khối C, D
Khối C, D cá bạn có thể làm các công việc phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, lễ tân,… Theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực, vẫn còn khoảng 30-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Bởi vậy, các bạn khối C, D ngoài kiến thức chuyên môn, cần trang bị cho mình trình độ tiếng anh tốt nhằm đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi.
Trên đây là đáp án cho những câu hỏi học ngành gì để dễ xin việc hay học gì để dễ xin việc nhất? Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm ra cho mình một công việc phù hợp với khả năng và mang lại cuộc sống ổn định trong tương lai.
Xem thêm: Thi khối D nên chọn ngành gì dễ xin việc, tốt cho tương lai?