Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hướng đi nào dành cho sinh viên chọn sai ngành?

0

Cập nhật vào 07/01

Chọn sai ngành là một trong những vấn đề nan giải của sinh viên. Sai ngành dẫn đến chán học và kết quả không tốt. Vậy đối với những bạn đã “lỡ sai” như thế này thì nên cứu vãn như thế nào?

Mới đầu năm học, diễn đàn các trường ĐH đã xuất hiện nhiều lời thú nhận của các tân sinh viên (SV) cho rằng mình chọn sai ngành nghề.

T.A.D – SV ngành kinh tế đối ngoại một trường ĐH tại TP HCM – tỏ ra hoang mang vì bắt đầu cảm thấy mình không phù hợp với ngành này.

Sai ngành vì nguyện vọng 2, 3

SV này kể trước khi thi ĐH có bàn với gia đình về nguyện vọng (NV) vào các ngành khối mỹ thuật nhưng không được sự đồng tình, ủng hộ và được hướng thi vào khối ngành kinh tế cho dễ xin việc.

Sau khi vào học các môn đại cương và vài môn chuyên ngành, học nhóm, được các thầy cô trong khoa nói về ngành nghề gắn bó cả đời, em cảm thấy chán chường, không hề hứng thú.

Có thể bạn quan tâm:

Tân sinh viên sợ nhất điều gì?

Đại học nào có học phí “cắt cổ” nhất trên thế giới?

Một vài thông tin về đào tạo tín chỉ tân sinh viên nên biết

“Ngành kinh tế đối ngoại cần người năng động, đòi hỏi kỹ năng phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế; tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế.

Các môn đại cương quá khô khan và trừu tượng khiến em cảm thấy chán nản không muốn lên giảng đường. Trong khi, em chỉ thích sáng tạo, thích cái đẹp, có trí tưởng tượng tốt, có thể ngồi hàng giờ để vẽ hay thiết kế thời trang”, D. nói.

Học sinh tìm hiểu ngành nghề qua tài liệu cẩm nang tuyển sinh ĐH-CĐ. Ảnh: Người Lao Động.

Một tân SV khác chia sẻ trên mạng xã hội rằng NV của em là vào ngành ngân hàng nhưng do không đủ điểm nên phải vào ngành nhân học bằng NV bổ sung.

Hướng đi nào cho sinh viên chọn sai ngành?

“Nhiều người khuyên mình nên chọn ngành nhân học vì chương trình học sẽ nói về con người trong mối quan hệ cộng đồng trên nhiều phương diện, trong đó có các cộng đồng cư dân, dân tộc với nếp sống khác nhau và trong nhiều thời kỳ khác nhau, sau này có thể làm việc trong các công ty du lịch. Tuy nhiên, khi bắt đầu với các môn học đại cương về nhân học, nhiều bạn tỏ ra thích thú thì mình cảm thấy căng thẳng, bứt rứt, không muốn tìm tòi thêm về lĩnh vực này”, SV thổ lộ.

Mạnh dạn bỏ, nếu không hợp

TS Mỵ Giang Sơn – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sài Gòn – cho biết môi trường ĐH có sự khác biệt so với THPT, cách giảng dạy của thầy cô ở ĐH khác, nhiều trường không được như kỳ vọng của tân SV, chất lượng dạy học không tạo sự hứng khởi cho người học, gây ra tâm lý chán nản.

Theo ông Sơn, hiện nay, SV chỉ mới bắt đầu chương trình chưa bao lâu nên chưa hiểu hết được nội dung học. Đó mới chỉ là cảm nhận ban đầu của các em chứ chưa thể khẳng định ngành nghề đã lựa chọn thực sự có phù hợp hay không.

Ngay cả trước khi bước vào trường hoặc khi đậu vào ngành, SV sẽ được tư vấn nhưng hết sức sơ khai. Do đó, quyết định đổi ngành sau khi nhập học là mang nặng tính thiên hướng, định tính, không thể chính xác được. Thứ nữa, các em cần tìm hiểu kỹ càng về các ngành nghề muốn bỏ và muốn theo đuổi. Trong lúc đó, sinh viên phải nỗ lực học tập để tìm kiếm kết quả học tốt.

“Thử tìm cách thích ứng, đừng ‘đứng núi này trông núi nọ’ khiến bản thân không yên tâm học tập dẫn đến việc chuyển trường không xong, kết quả thì yếu kém, cuối cùng bị đuổi học, mất cả chì lẫn chài”, ông Sơn đưa ra lời khuyên.

Các chuyên gia cho biết khi cảm thấy không thể tiếp tục với ngành học hiện tại, sinh viên hãy dừng lại, bắt đầu ôn tập thi ĐH lại. Nếu còn lưỡng lự, các em phải tìm đến các thầy cô, anh chị đi trước, chuyên gia hướng nghiệp để được tư vấn.

“Các em có quyền lựa chọn nhưng tất cả phải đi kèm ý chí và trách nhiệm về bản thân”, ông Sơn nói.

TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết nếu các em chỉ “cảm thấy” không phù hợp sẽ rất nguy hiểm và chưa thể khẳng định được điều gì. Quyết định thi lại là sai lầm sẽ càng tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc.

Cũng theo ông Lý, nếu trắc nghiệm khám phá năng lực bản thân cho kết quả trùng hợp với cảm nhận, cộng thêm các điều kiện khác không phù hợp bản thân, bạn trẻ hãy chọn cách nhẹ nhàng nhất là học cùng lúc 2 chương trình hoặc chứng chỉ nghiệp vụ của ngành mới hoặc xin chuyển ngành theo quy chế nếu 2 ngành lưỡng lự có liên quan.

Các thầy cô cũng đưa ra lời khuyên nếu 2 ngành trái ngược hoàn toàn, hãy mạnh dạn bỏ để tìm công việc khác, càng sớm càng tốt.

Theo News.zing.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.