Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chỉ có thể là sinh viên ngành Y

0

Cập nhật vào 07/01

Rất nhiều đặc điểm mà chỉ sinh viên trường Y mới sở hữu, rất khó tìm được ở trường khác: Sự siêng năng, Áp lực phải đối mặt, tiếp xúc với xác chết.

Nếu có ai đó giới thiệu mình là sinh viên trường Y chắc hẳn đều được mọi người dành cho sự ngưỡng mộ chân thành. Không phải vì điểm đầu vào trường Y luôn thuộc hàng “top”, không phải vì tương lai nghề nghiệp sáng láng của họ mà quan trọng nhất là những nỗ lực của họ trong suốt thời gian trên giảng đường để xứng đáng trở thành bác sĩ cứu người.

Siêng như sinh viên trường Y

“Sai một li” là “đi một dặm”, khi đã đưa ra một quyết định trên bệnh nhân, người thầy thuốc hầu như không có cơ hội “làm lại”. Cũng bởi lẽ đó các sinh viên Y luôn chăm chỉ học tập, coi mỗi giờ học là một phần quan trọng trong sứ mệnh cao quý của mình.

Siêng như sinh viên trường Y

Sinh viên Y khoa được biết đến như những người dành nhiều thời gian nhất cho giảng đường đại học – tối thiểu 6 năm. Từ năm 3 trở đi, khi sinh viên các trường khác có thể tung tăng thực tập, tìm kiếm nhiều cơ hội bên ngoài giảng đường thì thời khóa biểu của sinh viên trường Y là sáng đi lâm sàng, chiều học lý thuyết, tối đến đi trực ở bệnh viện, chưa kể đến thời gian trực kéo dài từ 6 giờ tối đến tận 7 giờ sáng hôm sau.

Dành nhiều thời gian cho học tập và nghiên cứu, các bác sĩ tương lai hoàn toàn tự hào về tính siêng năng, khả năng tập trung cũng như cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý để chu toàn tất cả.

Đối mặt và vượt qua nhiều áp lực

Không phải ngẫu nhiên mà bác sĩ hay những nghề liên quan đến y tế luôn được bình chọn top đầu trong những nghề căng thẳng nhất trên thế giới. Bỏ qua những việc phải đối mặt với máu, vết thương, xác chết… trong quá trình học và làm việc, áp lực từ phía bệnh nhân và người nhà mới là thứ thử thách lớn nhất cho họ.

Sinh viên Y phải đối mặt và vượt qua nhiều áp lực

Bạn cứ thử hình dung trong khi bạn phải đối diện với bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch và việc làm đầu tiên là phải cứu họ thì thân nhân lần lượt gõ cửa liên tục và đặt ra những câu hỏi mà chỉ có thượng đế mới có thể trả lời được.

Thách thức đó đã tôi luyện cho sinh viên trường Y có được tinh thần thép nên đôi khi chúng ta thấy họ có vẻ lạnh nhạt, vô tình. Chỉ là họ được học để bình tĩnh giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.

Tiếp xúc với cái chết để kết nối với sự sống

Tiếp xúc với tử thi là trải nghiệm không ai muốn có và những người hiến xác được mệnh danh là những người thầy của các y bác sĩ. G.S, T.S Nguyễn Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch từng nói: “Hiến xác là một nghĩa cử cao đẹp giúp cho sự sống trở  lại với những bệnh nhân được cứu. Bác sĩ cứu người nhưng công lớn thuộc về những người thầy của họ, những người đã hiến xác, để họ có tay nghề vững vàng hơn”. Cho nên, ngoài ngày tôn vinh ngành nghề của mình như bao ngành nghề khác, ngoài những lễ hội trong và ngoài nước, sinh viên ngành Y còn có một ngày rất đặc biệt – ngày tri ân người hiến xác – Machabée.

Ngày tri ân người hiến xác - Machabée.

Đây được xem như một dịp để sinh viên ngành Y thấu hiểu về 2 từ “y đức”. Họ cầm nến, trang nghiêm xếp thành hàng dài rước hương án đến thi hài những người hiến xác. Đây có lẽ là trải nghiệm mà chỉ có sinh viên ngành Y mới thấy hết sự thiêng liêng và quý báu của mối dây kết nối cái chết và sự sống.

Có thể bạn quan tâm :

Một vài thông tin về đào tạo tín chỉ tân sinh viên nên biết

Giáo dục Việt Nam nên hay không nên coi trọng bằng cấp thời hội nhập?

Những bí quyết vàng giúp bạn săn học bổng qua mạng dễ dàng

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.