Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quá trình xây dựng và phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội ( Phần 1 )

0

Cập nhật vào 07/01

Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.

Phần 1 – Lịch sử, quy mô và chương trình đào tạo.

Lịch sử ra đời

Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ:

– Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.
– Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.

Quy mô đào tạo

Viện có 13 Khoa bao gồm:

  1. Khoa Công nghệ Điện tử-Thông tin
  2. Khoa Công nghệ Sinh học
  3. Khoa Công nghệ Thông tin
  4. Khoa Du lịch
  5. Khoa Đào tạo từ xa
  6. Khoa Kinh tế
  7. Khoa Luật
  8. Khoa Ngoại ngữ
  9. Khoa Tạo dáng Công nghiệp
  10. Khoa Kiến trúc
  11. Khoa Tài chính – Ngân hàng
  12. Khoa Tiếng Trung Quốc
  13. Khoa Sau đại học

Quá trình xây dựng và phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội

Qua 23 năm xây dựng và phát triển, Viện Đại học Mở Hà Nội đã thực hiện các loại hình đào tạo đa dạng, đó là:

  • Đào tạo từ xa truyền thống
  • Đào tạo từ xa theo phương thức E-Learning
  • Đào tạo tập trung chính quy
  • Đào tạo tại chức (hệ vừa học vừa làm)

Thực hiện chủ trương phát triển giáo dục từ xa, Viện đã nâng dần tỷ trọng của loại hình đào tạo từ xa trong cơ cấu các loại hình đào tạo:

  • Đào tạo tập trung chính quy: 30%
  • Đào tạo tại chức (vừa học vừa làm): 10%
  • Đào tạo từ xa truyền thống: 30%
  • Đào tạo từ xa theo phương thức E-Learning: 30%

Tổng số sinh viên đang theo học tại Viện khoảng 35.000.

Chương trình giáo dục và đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình giáo dục và đào tạo:

– Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau tại các phòng hội trường với những chiếc ghế hội trường hiện đại và sang trọng đáp ứng nhu cầu của nhiều người học có nhu cầu nâng cao trình độ cập nhật kiến thức.

Ngay từ năm 1993, Viện đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp cho nhiều công ty và các tỉnh, thành phố. Viện đã phối hợp với Ban Khoa học Giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và phát sóng các chương trinh giáo dục dân trí, bồi dưỡng kiến thức như: Nông dân cần biết (Khuyến nông), Chương trình Tin học phổ cập, Chương trình bảo vệ và phát huy các làng nghề truyền thống, Chương trình giáo dục thẩm mỹ về hội hoạ, kiến trúc, Chương trình công nghệ sinh học, Chương trình ôn luyện tiếng Anh,…

– Chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng của các ngành xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đối với các chương trình đào tạo tại Viện, phương thức đào tạo có thể khác nhau nhưng chương trình đào tạo về cơ bản có một chuẩn mực như nhau.

– Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Đảng uỷ quân sự Trung ương về nâng cao trình độ học vấn của sĩ quan quân đội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Đại học Mở Hà Nội phối hợp với các nhà trường, học viện quốc phòng (Học viện Hậu cần, Học viện Phòng không, Trường Sĩ quan Quân sự quân khu 3,…) đào tạo các chương trình đại học đại cương cho các sĩ quan quân đội.

Viện Đại học Mở Hà Nội thường xuyên đổi mới, bổ sung trang thiết bị, nội thất phòng học, thư viện để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên. Để phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập, trong những năm qua, Viện Đại học Mở Hà Nội không ngừng đầu tư và đã trang bị các phòng máy với trên 1000 máy tính, các phòng thí nghiệm, phòng học tiếng, phòng học từ xa qua mạng, phòng học truyền hình hội thảo, phòng học E-learning, thư viện trung tâm, giáo trình, học liệu nghe-nhìn,… ứng dụng công nghệ tin học – truyền thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Xem tiếp tại: Viện Đại học Mở Hà Nội (Phần 2)

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.