Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tiêu chuẩn thiết kế chỗ ngồi trên giảng đường trường đại học

0

Cập nhật vào 10/12

Tiêu chuẩn cho một giảng đường đại học được quy định bởi Bộ Xây Dựng. Trong đó có quy định về khoảng cách từ bảng đến bàn gần nhất – xa nhất, quy định về số chỗ ngồi, quy định về kích thước chỗ ngồi…

Tiêu chuẩn thiết kế giảng đường do Bộ Xây Dựng quy định

Quy định về bố trí chỗ ngồi

Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản TCVN 3981:1985 “Trường Đại học – Tiêu chuẩn thiết kế” trong đó áp dụng tiêu chuẩn thiết kế chỗ ngồi, bàn ghế cho sinh viên trong khu vực giảng đường trường đại học hiện hành như sau:

Chỗ ngồi trên giảng đường của bạn đã đạt tiêu chuẩn hay chưa?

Bố trí bàn ghế, thiết bị trong các phòng học và phòng thí nghiệm phải bảo đảm chiếu sáng tự nhiên từ bên trái chỗ học, chỗ thí nghiệm của học sinh.

Tiêu chuẩn về diện tích giảng đường

  • Diện tích cho các giảng đường không được lớn hơn 0,9 – 1,8m2/chỗ ngồi (giảng đường từ 100-500 chỗ)
  • Khoảng cách giữa bàn trên và bàn dưới trong cùng một dãy ít nhất là 70cm.
  • Khoảng cách giữa các dãy bàn khi giảng đường không quá 50 chỗ ít nhất là 60cm.
  • Khoảng cách giữa các lưng tựa của ghế trong giảng đường và lớp học phụ thuộc vào số chỗ trong mỗi hàng ghế và số lối thoát, áp dụng theo bảng.
Số chỗ cho hàng ghế có lối thoátKhoảng cách nhỏ nhất giữa các lưng tựa của ghế (cm)
Một phíaHai phíaMặt ghế lậpMặt ghế cố định
6128990
12249095

Với những giảng đường nhiều chỗ ngồi hơn thì lối đi lại giữa các dãy bàn cũng cần cân đối phù hợp, giống như trong hội trường có sức chứa lớn thường bố trí 3 dãy ghế hội trường với ít nhất hai lối đi lại để tạo sự thông thoáng, dễ dàng di chuyển khi cần thiết.

  • Khoảng cách từ bảng đen tới hàng ghế đầu (trong trường hợp không có bàn thao tác) ít nhất là 200cm.
  • Khoảng cách từ màn ảnh tới lưng tựa của hàng ghế đầu ít nhất là 300cm.
  • Khoảng cách từ bàn thao tác đến bàn hoặc chỗ viết của hàng đầu tiên trong các giảng đường: Dưới 100 chỗ: 110cm; Trên 100 chỗ: 250cm.
  • Khoảng cách từ bảng đen đến hàng ghế dưới cùng không lớn hơn 20 m.
  • Kích thước ghế tựa có chỗ để viết cho một chỗ không nhỏ hơn: chiều rộng 0.55 m, chiều cao chỗ ngồi 0,4 m. Chiều cao mép dưới của mặt bàn viết 0,7 m.
  • Kích thước bàn cho mỗi chỗ ở giảng đường và phòng học không nhỏ hơn chiều rộng 0,5 m, chiều dài 0,6 m, chiều cao 0,7 m. Mỗi bàn nên làm kiểu 2 chỗ.

Tham khảo thêm: Giảng đường Đại học Kinh tế quốc dân có gì đặc biệt?

Tiêu chuẩn về âm thanh, chiếu sáng khi thiết kế giảng đường

Âm thanh:

Một giảng đường đại học cần phải đảm rằng có giàn âm thanh phù hợp với không gian phòng. Nên hỏi nhà cung cấp loại dàn âm thanh phù hợp với diện tích của giảng đường. Ngoài ra, nhà trường cũng cần có các phương án cho hiện tượng phản âm, dội ngược âm thanh như trang bị màng chống tạp âm, hệ thống tiêu âm, cách âm,…

Tiêu chuẩn thiết kế chỗ ngồi trên giảng đường trường đại học

Ánh sáng:

Một số những lưu ý về ánh sáng mà giảng đường đại học cần phải đạt được là:

  • Độ rọi phải đảm bảo 300 – 500 lux (Lux là đơn vị tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể, 1 Lux = 1 Lumnen/m²).
  • Đèn phải có chao chụp phản quang để tăng cường độ sáng, độ đồng đều khi phân bố ánh sáng.
  • Các dãy đèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt.
  • Ánh sáng của các nguồn sáng dài phải được bố trí chiếu trực tiếp từ trên trần xuống.
  • Nếu sử dụng quạt treo tường, cần lắp ở độ cao 2,5m dọc theo lớp học để khắc phục hiện tượng chia cắt ánh sáng khi quạt vận hành.
  • Số lượng đèn bố trí trong một lớp học ít nhưng phải bảo đảm được độ rọi sáng theo tiêu chuẩn. Mật độ công suất tiêu thụ điện dưới 10W/m2.
  • Giảng đường phải được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào đủ ánh sáng tự nhiên.

Một số lưu ý khi lựa chọn nội thất cho giảng đường Đại học

Phòng chuẩn bị trực thuộc giảng đường phải có ít nhất 2 cửa, một cửa trực tiếp thông với giảng đường và một cửa mở ra hành lang. (Hiện nay, vách ngăn di động được sử dụng khá nhiều để thiết kế phòng chuẩn bị trực thuộc giảng đường nhằm tiết kiệm diện tích và hài hòa với không gian).

Bàn giảng đường

Bàn dành cho giảng đường đại học thường có thiết kế nhỏ gọn, chân đôi bám sàn. Bàn thường được làm từ gỗ công nghiệp, bề mặt phủ Melamine.

Bục giảng

Bục giảng là nội thất cần thiết để giáo viên có thể trình bày bài giảng của mình. Tùy theo nhu cầu mà nhà trường sẽ mua loại bục giảng phù hợp. Bục giảng thường được làm từ gỗ công nghiệp sơn PU công nghệ cao, vì vậy mà vừa có được độ bền, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Bảng

Diện tích mặt bảng (phần để viết) nhỏ nhất là:

  • 5m2 đối với giảng đường 50 – 75 chỗ;
  • 7m2 đối với giảng đường 160 – 150 chỗ;
  • 10m2 đối với giảng đường 200 chỗ và lớn hơn.

Bàn ghế sinh viên

Dựa vào những quy định trên, dòng sản phẩm bàn ghế sinh viên, bàn ghế học sinh hay ghế hội trường thương hiệu Hòa Phát dành cho các giảng đường đại học được cung cấp và phân phối bởi Đức Khang chú trọng thiết kế theo tiêu chuẩn giáo dục với kiểu dáng đẹp mắt, chất lượng cao.

Chỗ ngồi trên giảng đường của bạn đã đạt tiêu chuẩn hay chưa?

Bàn đi liền ghế có tựa lưng hoặc không tựa, mặt hình chữ nhật, chân sắt. Mặt bàn, mặt ghế, lưng ghế làm bằng gỗ công nghiệp Melamine dày 18mm, ngăn bàn dày 15mm cao cấp nhập khẩu chống cháy, chống trầy xước, chống thấm nước, dễ vệ sinh lau chùi. Khung chân trụ chính là ống thép 25×25 sơn tĩnh điện chống trầy xước va đập, đảm bảo tuổi thọ và sự bền chắc cho sản phẩm.

Bàn ghế sinh viên có nhiều màu sắc thanh lịch, nhã nhặn, kết cấu vững chắc. Có loại bàn 2 vị trí ngồi, 4 vị trí ngồi, kích thước tương đối rộng, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển, chế độ bảo hành tương đối ổn định và bán với giá thành hợp lý (từ 401.000 đồng – 1.323.000 đồng).

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

7 tiêu chuẩn cần có của một phòng học đạt chuẩn

Tiêu chuẩn phòng tin học đạt yêu cầu 2020

5 tiêu chí phòng học tiếng Anh đạt chuẩn cần có 

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.