Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Khi nào sinh viên Việt Nam có trường đại học Harvard cho riêng mình?

0

Cập nhật vào 07/01

Nếu bạn vẫn nuôi ước mơ được đặt chân đến trường đại học Harvard lừng danh trên thế giới nhưng chưa có điều kiện về kinh tế, bạn có thể lựa chọn một trường Harvard ngay trên đất nước mình.

Mô hình đào tạo với chất lượng đầu ra tốt, trường Harvard đầu tiên ở Việt Nam hứa hẹn sẽ là nơi thu hút nhiều sinh viên tham gia.

Quyết định thành lập trường Harvard đầu tiên tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới đây đã đồng ý tài trợ 2.5 triệu USD cho Đại học Harvard để thành lập trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam dựa trên một chương trình giảng dạy về chính sách công của ngôi trường này. Đây là một trong những nỗ lực cải thiện mội trường giáo dục tại Việt Nam dựa trên những thành quả đã đạt được từ những lần hợp tác trước đó giữa Harvard và Việt Nam, theo phát biểu của Archon Fung – đại diện trường Harvard Kennedy. Dự kiến trường sẽ được đặt ở Thành phố Hồ Chí Minh và sẽ liên kết với các trường khác của nước Mĩ.

Theo kế hoạch, ngôi trường mang tên Đại học Fulbright Việt Nam sẽ kế thừa thành quả của Trường Fulbright hay còn gọi là Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Fulbright Economics Teaching Program – FETP), ngôi trường đã được thành lập từ năm 1994. Đến tháng 9 năm 2016, trường đại học mới được dự kiến sẽ khánh thành và đi vào hoạt động với ba trường thành viên, tương ứng với ba chương trình đào tạo: chính sách công và quản trị, kĩ thuật và khoa học ứng dụng, và cao đẳng khai phóng Fulbright. Theo Elaine Clayton, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trường sẽ đón lứa sinh viên đầu tiên theo học chương trình chính sách công và quản trị vào mùa thu năm 2016.

Cơ hội cho sinh viên nước nhà

Ông Daniel B. Harsha – phát ngôn viên của trung tâm Ash – cho biết, mặc dù không nắm quyền quản lý trực tiếp, Đại học Harvard vẫn sẽ tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu tại đây. Cũng theo Harsha, Harvard mong muốn phát triển ngôi trường công lập này thành một trường độc lập, qua đó mở ra cơ hội học tập tại Việt Nam và thu hút nhiều sinh viên trong bối cảnh môi trường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta còn bị hạn chế bởi khả năng tài chính của những trường tư nhân cũng như khả năng nghiên cứu của những trường công lập.

Khi nào sinh viên Việt Nam có trường đại học Harvard cho riêng mình?

Dưới góc nhìn chính trị, sự hợp tác này mở ra những bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam. Theo ông John F. Kerry – ngoại trưởng Mĩ – phát biểu trong một hoạt động chào mừng sự kiện này tại Hà Nội, với khả năng của mình, Harvard sẽ giúp nâng giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới. Nắm bắt cơ hội này, chính phủ Việt Nam đã đồng ý thành lập trường và đang tiến hành gây quỹ tài trợ với mục tiêu trong 5 năm tới là huy động được 100 triệu USD và tuyển sinh được 2000 sinh viên. Tính đến nay, số tiền tài trợ đã đạt con số 40 triệu USD.

Đôi nét về Trường Fulbright

Thành lập từ năm 1994 – chỉ một năm trước khi Mĩ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Trường Fulbright là kết quả hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Harvard Kennedy. Ngân sách hoạt động chính của chương trình do Vụ Văn hóa và Giáo dục, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Sứ mệnh của Trường Fulbright là hình thành, truyền thụ và phổ biến kiến thức. Đội ngũ giảng viên Việt Nam và quốc tế của Trường vừa hiểu biết sâu sắc về Việt Nam vừa kết nối sự hiểu biết này với các xu thế toàn cầu và khu vực. Hiện nay, dự án tập trung vào 3 nội dung chính:

Giảng dạy dựa trên chương trình Thạc sĩ Chính sách công và đào tạo ngắn hạn cao cấp;

Nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề chính sách phức tạp mà Việt Nam đang đối mặt;

Đối thoại chính sách thông qua thảo luận với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và tham gia trao đổi về chính sách công ở Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.