Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nếu bạn thi khối M, đừng bỏ qua những thông tin này

0

Cập nhật vào 07/01

Học khối M nên chọn những môn học nào, trường nào tốt và cơ hội việc làm có rộng mở không? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khối M là gì ?

Khối M là một trong những tổ hợp gồm các môn thi mà thí sinh sẽ thi và sử dụng để xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học có khoa Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt hay Giáo dục Tiểu học.

Các môn thi khối M bao gồm:

  • Toán, Văn, Năng khiếu (đối với chuyên ngành GDMN)
  • hoặc Toán, Anh, Năng Khiếu và Văn, Anh, Năng Khiếu (đối với chuyên ngành GDMN – Tiếng Anh).

Đối với các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, thí sinh sẽ sử dụng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển. Còn lại môn năng khiếu mầm non, thí sinh cần phải thi vào một ngày riêng theo lịch thi của từng trường đưa ra và phải đăng kí trước đó.

Nội dung thi năng khiếu bao gồm: Thi hát, thi kể chuyện, thẩm âm tiết tấu, đọc diễn cảm. Tùy theo từng trường khác nhau mà các nội dung được thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đưa ra. Tuy nhiên, phần thi hát và kể chuyện là bắt buộc với hầu hết các trường tuyển sinh Khối M.

Học khối M nên thi vào những trường nào?

Như đã nói ở trên, các bạn có thể thi vào tất cả những trường có khoa Giáo dục mầm non hoặc một số trường tuyển sinh khối M cho khoa giáo dục Tiểu học và Giáo dục đặc biệt. Có thể kể tên một số trường như:

Miền Bắc

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Thủ Đô
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Hạ Long
  • Đại học Tây Bắc
  • Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hoa Lư…
  • Cao đẳng Sư phạm Trung Ương
  • CĐSP Vĩnh Phúc
  • CĐSP Bắc Ninh
  • CĐSP Hưng Yên
  • CĐSP Yên Bái…

Nếu bạn thi khối M, đừng bỏ qua những thông tin này

Miền Trung

  • Đại học Hồng Đức,
  • Đại học Vinh,
  • Đại học sư phạm Đà Nẵng,
  • Đại học Sư phạm Huế…
  • Cao đẳng sư phạm Quảng Trị,
  • CĐSP Thừa Thiên – Huế,
  • CĐSP Nghệ An…

Miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại Học Đồng Tháp,…
  • CĐSP TP.HCM
  • CĐSP Bình Phước
  • CĐSP Trung Ương TP.HCM
  • CĐSP Tây Ninh….

Cách thức làm hồ sơ, thi, xét tuyển vào những trường Đại học, cao đẳng tuyển sinh khối M

Các bạn chú ý đối với hình thức thi mới đã áp dụng năm 2015, điểm thi tốt nghiệp sẽ được sử dụng để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ mà các bạn mong muốn. Chính vì vậy mà hình thức đăng kí thi năng khiếu cũng sẽ khác so với cách thức truyền thống của những năm trước. Việc các bạn cần làm để có thể được tham gia thi và xét tuyển sẽ diễn ra theo các bước sau:

Đăng kí thi năng khiếu: Thời gian vào khoảng tháng 4 hàng năm, các trường tổ chức thi năng khiếu sẽ đưa ra mẫu đăng kí thi năng khiếu trên website chính thức của trường. Theo đó, các thí sinh sẽ tải mẫu đơn về làm và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn. Sau khi làm xong phiếu, thí sinh cần phải đem nộp đến trường mình muốn thi theo địa chỉ bằng các cách như nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh… Và đừng quên kèm theo lệ phí thi năng khiếu.

Thí sinh sẽ đến phòng thi năng khiếu như đã thông báo trước, sau đó chờ đến lượt thi và gọi vào phòng thi. Thời gian thi có thể là vào 1 buổi trong ngày, hoặc 2 ngày khác nhau.

Xem thêm:

Xét tuyển: Sau khi thi năng khiếu khoảng 1 tuần, các thí sinh được thông báo điểm thi tốt nghiệp THPT. Sau đó 1 tuần nữa (tức là 2 tuần) điểm thi năng khiếu sẽ được công bố. Các bạn làm hồ sơ, lấy điểm thi tốt nghiệp và điểm thi năng khiếu để đem đến nộp tại trường mà các bạn muốn xét tuyển vào và việc còn lại là theo dõi danh sách xếp hạng điểm trên website của trường hàng ngày.

Chú ý đến chỉ tiêu của từng trường kết hợp với số thứ tự xét tuyển của mình trên bảng điểm để có những quyết định phù hợp như nên để hồ sơ đó hay rút ra và nộp vào trường khác.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với các vị trí khác nhau như:

Giáo viên mầm non tại các trường công lập, tư thục và các trường mầm non có yếu tố nước ngoài.

Quản lý tại các trường mầm non.

Giảng viên tại một số trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên cả nước.

Làm việc tại các phòng, Sở giáo dục.

Làm việc tại các cơ quan chuyên biệt như trung tâm nghiên cứu GDMN – Viện KHGD hoặc Vụ Giáo dục mầm non.

Trên đây là tất cả những điều các bạn cần biết nếu có ý định trở thành giáo viên mầm non tương lai hay bất cứ một công việc nào khác có liên quan đến giáo dục trẻ. Mọi thắc mắc các bạn có thể trao đổi trực tiếp bên dưới bài viết này hoặc inbox vào fanpage Ôn thi khối M để được giải đáp. Chúc các bạn luôn luôn may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống!

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.